Chính sách BHXH tự nguyện: Cánh cửa an sinh rộng mở cho người lao động tự do
21/03/2016 07:17 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Về đối tượng tham gia:
Không còn giới hạn tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện như Luật BHXH cũ. Đây là một điểm mới và khá then chốt góp phần đưa chính sách BHXH đến cho mọi người lao động của Đảng và Nhà nước ta. Bỡi lẽ việc mở rông trần tuổi đã tao điều kiện cho một số lượng lớn lực lượng lao động ở độ tuổi từ trên 45 tuổi với nam và trên 40 tuổi đối với nữ có thể tham gia vào lưới ASXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu khi về già vì ở độ tuổi này, người lao động một mặt đã chú ý và lo nghĩ nhiều hơn đến cuộc sống khi về già, mặt khác tiềm lực tài chính của những lao động này cũng tốt hơn do không còn phải chi phí nhiều cho nuôi dạy con cái và ổn định cuộc sống như lúc tuổi trẻ. Điều này đã góp phần mở rộng được độ bao phủ của chính sách BHXH TN.
Về mức đóng:
Người lao động hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay căn cứ Điều 14, Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính Phủ về việc hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện áp dụng thực hiện từ ngày 01/01/2018 thì mức hỗ trợ như sau:
- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.
- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Về phương thức đóng
Người lao động được chọn linh hoạt các phương thức đóng: hàng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; Đặc biệt trong chính sách BHXH tự nguyện lần này là NLĐ được đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 5 năm một lần) hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng)
Về chế độ được hưởng khi hết tuổi lao động
Như quy định trước đây điều kiện hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và phải có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định (>=20 năm) thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH hiện hành thì trường hợp người tham BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm mà có nguyện vọng tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu thì được đóng 1 lần cho thời gian còn thiếu và thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Ngoài ra, còn một chính sách rộng mở hơn nữa dành cho người tham BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm mà có nguyện vọng tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí thì được lựa chọn đóng tiếp theo một trong các phương thức hàng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; hoặc không quá 5 năm một lần cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định nêu trên.
Với chính sách ưu việc và độ bao phủ rộng như hiện nay, để BHXH tự nguyện thực sự đi vào cuộc sống thì cần thiết phải có sự triển khai đồng bộ có hiệu quả của các cấp các ngành, mặt trận, các đoàn thể, hội, đội,.. trong việc đưa chính sách này đến tận tay người lao động tự do bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích và hỗ trợ để đông đảo người lao động tự do trong khu vực phi chính thức có thể quan tâm, lắng nghe, nhận thức và tin cậy chính sách BHXH TN là chỗ dựa vững chắc khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Từ đó có thể làm cho họ chuyển biến phần nào tâm lý, cách nghĩ như trước đây là chỉ lo trang trải cho những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức như là:gởi ngân hàng, sắm vàng, mua tài sản…hơn là việc tham gia mua BHXH TN cho tương lai hoặc giảm phần nào tư tưởng “già cậy con” mà họ phải nhận thấy được rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già đặc biệt là với tình hình giá chi phí y tế đắc đỏ như hiện nay cũng như trong tương lai để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động. Bên cạnh việc giải quyết vấn đề an sinh cho người lao động tự do khi gặp rủi ro hoặc hết tuổi lao động, chính sách BHXH tự nguyện còn mang 1 ý nghĩa tâm lý xã hội đó là “nâng cao giá trị bản thân”. Bởi lẽ, lâu nay đại đa số NLĐ tự do trong khu vực phi chính thức có thể chưa bao giờ nghĩ mình có thể được hưởng lương hưu như những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp các tổ chức thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc khi hết tuổi lao động về nghỉ hưu.
Có thể nhận định rằng chính sách BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH mới hiện nay đã mở ra cho người lao động tự do cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách an sinh 1 cách dễ dàng và rộng mở góp phần làm tăng cho độ bao phủ của chính sách này đồng thười khẳng định được rằng chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là “Cầu thang có tay vịn” cho mọi người lao động.
Trương Thị Phượng