Xin chào! Giả dụ người vợ A là chủ kinh doanh 1 cơ sở trường học với tổng nhân viên dưới 8 người: Câu 1: Nếu cơ sở đang ký đóng bảo hiểm xã hội thì mức đóng sẽ là bao nhiêu? Câu 2: Trong cơ sở chỉ có A tham gia đóng bảo hiểm được không hay nhất thiết cả nhân viên phải đóng ( bắt buộc không?). Câu 3: Hiện tại nếu A đang bắt đầu đóng BHXH và đang mang bầu, dự sinh là đầu tháng 2 năm 2024. Như vậy A có được hưởng chế độ thai sản được không? Câu 4: Trường hợp đang tham gia đóng BHXH được một thời gian nhất định mà cơ sở bị phá sản hay ngừng hoạt động. Như vậy việc đóng BHXH của A sẽ ra sao? Sẽ tiếp tục đóng như mức cũ hay phải dừng lại ? Và nếu vào làm tại cơ sở khác thì sẽ tính ra sao? Cảm ơn người đọc và người thực hiện trả lời câu hỏi!❤️
Chào bạn! BHXH tỉnh trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho cơ quan.
Vấn đề bạn hỏi có nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực khác nhau nên để thuận tiện cho việc theo dõi từng nội dung, BHXH tỉnh xin được chia các nội dung trả lời như sau:
Câu 1: Nếu cơ sở đang ký đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì mức đóng sẽ là bao nhiêu?
Trả lời:
* Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp quyết định:
(1) Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, bao gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ.
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
(2) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm:
Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
(3) Tiền lương tháng làm căn đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
(4) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; Đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.
- Rà soát lại các thỏa thuận trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm thêm vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong HĐLĐ, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì tiếp tục được thực hiện, trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đã qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
(5) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐ-BNN cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐBNN bằng 20 tháng lương cơ sở.
Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Mức đóng BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN, TNLĐ, BNN) của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (bao gồm cả lương và các phụ cấp). NSDLĐ đóng là 21,5% BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ-BNN.
Vì câu hỏi của bạn có nhiều nội dung, tuy nhiên do điều kiện khách quan thiết kế dung lượng chuyên mục hỏi-đáp không đủ để trả lời chi tiết các nội dung của bạn. Bạn vui lòng xem chi tiết nội dung trả lời tại file đính kèm.
Cảm ơn bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe!
9318 lượt xem
4990 lượt xem
1368 lượt xem
799 lượt xem
701 lượt xem
581 lượt xem
425 lượt xem