• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Mỹ Chi
Email:
Hr02phuyen@gmail.com
Ngày gửi:
11/04/2020
Lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Em Chào Anh/Chị, em là Nhân viên Nhân sự, em có một số vấn đề mong muốn được tư vấn ạ. Thứ 1: Người lđ vừa nghỉ dưỡng sức vừa nghỉ không lương. Cụ thể: Người lao động nghỉ sinh đi làm lại ngày 31/01/2020, doanh nghiệp đã báo tăng đầu tháng 2/2020. Người này đi làm 6 ngày thì xin nghỉ dưỡng sức sau sinh 05 ngày (7/2 - 11/2), ngày 12/2 đi làm bình thường, đến ngày 14/2 - 29/2 lại xin nghỉ không lương, tổng số ngày nghỉ không lương và dưỡng sức là 19 ngày, đơn vị có báo giảm và ghi chú rõ thời gian nghỉ không lương. Nhưng đến ngày 11/4 lại nhận được thông báo của cơ quan BHXH rằng không giải quyết chế độ DSSS cho người này là đúng hay sai ạ? Và thời gian nghỉ dưỡng sức ốm đau/không lương có được cộng dồn trong 14 ngày nghỉ để báo giảm bhxh không ạ? Thứ 2: Người lao động vừa nghỉ không lương vừa nghỉ ốm đau. Cụ thể: Bà A nghỉ ốm từ ngày 5/2 - 15/2 (10 ngày), sau đó xin nghỉ không lương từ ngày 20/2 - 28/2 (7 ngày) --> tổng ngày nghỉ là 17 ngày. Vậy đơn vị phải báo giảm không lương hay ốm đau để đảm bảo quyền lợi cho người lao động ạ? Cảm ơn!!

Trả lời bởi:
Phạm Lê Hoài - Phó Trưởng Phòng Quản lý thu
Ngày trả lời:
14/04/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Phú Yên trả lời như sau:

Thứ nhất, căn cứ quy định của pháp luật về BHXH thì trường hợp người lao động trong thời gian nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ phép năm thì không giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK. Tuy nhiên có những trường hợp người lao động tại tháng đơn vị báo giảm không đóng BHXH (phương án báo giảm không lương trên phần mềm giao dịch thu BHXH) vừa có thời gian nghỉ hưởng chế độ vừa có thời gian nghỉ không lương (như trường hợp 1 bạn nêu ở trên). Vì vậy trước khi nộp hồ sơ giải quyết chế độ BHXH, theo Hướng dẫn lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS) tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH và Công văn 4733/BHXH-CSXH ngày 18/12/2019 của BHXH Việt Nam: Đối với trường hợp nghỉ không hưởng lương, thì cột 10 mẫu D02-TS phải ghi chính xác từng khoảng thời gian nghỉ việc không hưởng lương theo đề nghị của đơn vị. Ví dụ: trường hợp Bà A, Cột 10 Mẫu D02-TS phải ghi như sau: Nghỉ ốm từ ngày 5/2 - 15/2 (10 ngày), nghỉ không lương từ ngày 20/2 - 28/2 (7 ngày). Đây là một trong những căn cứ để cơ quan BHXH sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh toán từ đơn vị làm cơ sở để giải quyết.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 4, 5, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam thì trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Do đó, trường hợp thứ 2 của bạn có thể chn phương án giảm không lương để thực hiện báo giảm cho người lao động.

Trong trường hợp còn vướng mắc, đề nghị bạn liên hệ trực tiếp tại cơ quan BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện (nơi quản lý thu và tiếp nhận giải quyết chế độ BHXH) để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Trân trọng!