• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thị Hường
Email:
nguyenthihuongkt@gmail.com
Ngày gửi:
18/08/2016
Lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

 Chồng tôi đi bộ đội từ 1978-1982 từ 1982-1987 học đại học(chuyển ngành, đơn vị cho on thi đậu Đh được chuyển ngành) từ 1987-1993 tôi làm 3 cơ quan: UBND huyện ĐX,- mở sắt tuy an- Cty Ti tan thì thua lỗ nghỉ việc ( các chế độ ko thanh toán- có Phó GĐ cty làm chứng)- tự xin việc vào CTy Đông lạnh Tuy An- thua lỗ 1993 giải thể nhưng  ko biết đến làm sổ BH. Các chế độ cũng ko hề thanh toán từ khi ra trường 1987 đến 1993. Hồ sơ thuộc Cty Đông lạnh quản lý , đang niêm phong ở tỉnh. Vậy xin hởi thời gian tham gia BHXH của chồng tôi được tính như thế nào. Thời gian đi bộ đội và chuyển ngành đi học có được tính ko. Xin Cảm ơn/

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
18/08/2016
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ Nghị định số115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều củaLuật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại Khoản 1 Điều 23 quy địnhnhư sau:

 - Người lao động làm việc trong khu vực nhà nướcliên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấpthôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việctrước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Người lao động có thờigian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thìviệc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiệntheo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội.

Tại Khoản 2 Điều 23 Nghị địnhsố 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ cũng quy định: Quân nhân, côngan nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sauđó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tạiy tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã,phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đãđóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà chưa hưởngtrợ cấp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002, Quyết định số290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005,Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTgngày 06/5/2010, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thờigian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảohiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp của chồng bà cóthời gian công tác gián đoạn, đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (từ1978-1993) thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hộiđược thực hiện theo Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ hướng dẫn vàquy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức Nhà nước,tại Điểm c Khoản 12 Mục II quy định như sau: trường hợp không do yêu cầu của tổchức mà công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàncảnh riêng, sau được trở lại làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việchoặc giải ngũ không được tính là thời gian công tác liên tục.

Theo quy định trên, sau khitham gia quân đội từ 1978-1982 chồng bà được chuyển ngành đi học đại học vàcông tác tại các cơ quan đơn vị sau đó nghỉ việc thì thời gian công tác trướckhi nghỉ việc không được tính là thời gian công tác liên tục để tính hưởng bảohiểm xã hội.

Tuy nhiên, nếu thời giantham gia quân đội của chồng bà chưa được tính để giải quyết chế độ sau khi nghỉviệc và chưa hưởng trợ cấp theo các Quyết định được quy đinh tại Khoản 2 Điều23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì được cộng nốivới thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểmxã hội.

Bảo hiểm xã hội tỉnh trả lờiđể bà được rõ./.

Nguyễn Thị Ý Nhi –TPcấp sổ thẻ