Triển khai công tác thông tin, truyền thông trong giai đoạn mới: Chú trọng các loại hình truyền thông mang tính tương tác cao
28/11/2024 04:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhiệm vụ trọng tâm
Hội nghị là một trong những hoạt động thường niên của BHXH Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tiến hành sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Chính phủ đang chủ trì xây dựng Đề án cải cách chính sách BHXH,… đây sẽ là Hội nghị mang ý nghĩa quan trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác TTTT trong giai đoạn mới.
Chia sẻ về những thuận lợi trong việc tổ chức, thực hiện công tác TTTT năm 2017 tại Hội nghị, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, trong năm qua, công tác TTTT về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác TTTT về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn; nguồn lực cho công tác TTTTđược quan tâm đúng mức.
Giám đốc Trung tâm Truyền thông Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định, công tác TTTT về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành.
Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương cũng cho biết, dưới sự chỉ đạo toàn diện, kịp thời của lãnh đạo Ngành, với sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố; cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác TTTT trong năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Công tác phối hợp TTTT với các Bộ, cơ quan ban ngành được thực hiện một cách chủ động, tích cực với số lượng các cuộc đối thoại, tọa đàm, phố biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tăng mạnh so với năm 2016, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BHXH, BHYT và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác TTTT của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã có sự chuyển biến tích cực; nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền đã chủ động nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo TTTT, vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Công tác phối hợp TTTT với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông tiếp tục được mở rộng, tiến hành thường xuyên liên tục với độ bao phủ các tin, bài phản ảnh về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp rộng khắp; nội dung, hình thức tuyên truyền được thể hiện phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều chương trình thông tin được thực hiện sinh động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của độc giả, góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Từ công tác phối hợp này, các hoạt động TTTT về công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đã góp phần quảng bá hình ảnh, hoạt động và các kết quả mà Ngành BHXH đạt được, qua đó tiếp tục củng cố vai trò, vị trí của BHXH Việt Nam trong việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả hai chính sách an sinh xã hội lớn của đất nước.
Song song đó, Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương cũng nhấn mạnh, trong thời gian qua, từ những thông tin phản ánh trên các kênh thông tấn báo chí về những vấn đề bất cập còn tồn tại về mặt cơ chế, chính sách, hay những thông tin vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các cá nhân, đơn vị,… công tác TTTT qua các kênh thông tấn báo chí không chỉ góp phần cảnh báo, nâng cao nhận thức của NLĐ, người dân, đơn vị và DN về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; mà còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có cơ sở để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Toàn cảnh Hội nghị.
Công tác TTTT trên Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) BHXH Việt Nam, Cổng/Trang TTĐT của BHXH các tỉnh cùng hai cơ quan báo chí của Ngành (Báo BHXH và Tạp chí BHXH) đã được triển khai hết sức chủ động, truyền tải đầy đủ, kịp thời, chính xác, nhiều chiều thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành liên quan; trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai các chương trình truyền thông trọng tâm, trọng điểm, bám sát những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Chủ động khai thác, tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung thông tin về hoạt động của Ngành; phản ánh toàn diện kết quả, mô hình và kinh nghiệm hoạt động của các lĩnh vực nghiệp vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của Ngành.
Các chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT nói chung và các chương trình giao lưu trực tuyến chuyên đề nói riêng trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam và các Cổng/Trang TTĐT của BHXH các tỉnh, thành phố đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc tạo ra một diễn đàn hỏi - đáp trực tuyến giữa người dân, NLĐ, đơn vị và DN với các chuyên gia giàu kinh nghiệm về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của Ngành BHXH. “Việc cung cấp thông tin và kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ, người dân, đơn vị và DN thông qua các chương trình giao lưu trực tuyến đã tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của cơ quan BHXH trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp”, Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương cũng cho biết, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và sự phổ cập của điện thoại thông minh trên toàn cầu đã đưa mạng xã hội (MXH) và điện thoại trở thành một trong những công cụ TTTT hiệu quả mang tính tương tác cao. Tận dụng các kênh truyền thông này trong công tác TTTT chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp chính là điểm mới trong công tác TTTT của BHXH Việt Nam năm 2017.
Cụ thể, trong năm qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thử nghiệm hình thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với các thông điệp qua tin nhắn SMS. Theo đó, các thông điệp về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đã được truyền trực tiếp tới hơn 700.000 thuê bao di động trên cả nước, mang lại hiệu quả tuyên truyền cao. Song song đó, BHXH Việt Nam đã thực hiện chương trình phổ biến kiến thức về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và chương trình khảo sát tìm hiểm về chính sách BHYT qua mạng xã hội Facebook, Zalo và công cụ tìm kiếm Google. Việc truyền thông qua hệ sinh thái Internet đã đem lại những hiệu quả tích cực, giúp người dân - người dùng MXH, Internet được tiếp nhận một cách chủ động về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thể hiện sự nắm bắt kịp thời xu hướng ứng dụng MXH vào công tác truyền thông, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đề ra.
Những kết quả đạt được trong công tác TTTT đã góp phần đáng kể vào việc cùng toàn Ngành BHXH hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành được Chính phủ giao trong năm 2017.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Tiến Thành cho biết, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của Ngành.
Trong khuôn khổ chương trình làm việc, lần đầu tiên Hội nghị cung cấp một bức tranh toàn cảnh về công tác thông tin đối ngoại phục vụ hội nhập và phát triển của Ngành BHXH với các đại biểu. Chia sẻ về nội dung này, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Tiến Thành cho biết, công tác thông tin đối ngoại của Ngành BHXH nằm trong tổng thể hệ thống thông tin đối ngoại của Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam đã xác định rõ đặc thù, đối tượng riêng trong công tác thông tin đối ngoại của Ngành, nỗ lực triển khai và đạt được một số kết quả bước đầu khả quan như: Tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả tại các diễn đàn an sinh xã hội khu vực và quốc tế; tìm kiếm và huy động tối đa các nguồn tài trợ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ an sinh cho người dân, NLĐ, DN; việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, giúp hỗ trợ các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ (như: Dược, vật tư y tế; thanh tra, kiểm tra; giám định BHYT; quản lý tài chính, đầu tư quỹ; cũng như kỹ năng ngoại ngữ cho cán bộ của Ngành).
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của Ngành, BHXH Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thông tin đối ngoại năm 2018 và kế hoạch thông tin đối ngoại trung hạn giai đoạn 2018-2020. Trong đó, hệ thống công chức, viên chức làm đầu mối công tác thông tin đối ngoại sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch thông tin đối ngoại của đơn vị và là đầu mối triển khai thực hiện một cách sáng tạo, đổi mới hoạt động thông tin đối ngoại tại BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố. BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của Ngành, nhằm tối đa hoá hiệu quả thông tin, góp phần giúp BHXH Việt Nam vững bước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Cần có chiến lược truyền thông tổng thể trên MXH
Ngày nay, với sự phát triển và bùng nổ của Internet trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, MXH đã phát triển một cách nhanh chóng, được nhiều người sử dụng và trở thành kênh thông tin phổ biến trong đời sống xã hội của người dân. Thực tế cho thấy, truyền thông chính sách trên MXH chính là phương tiện tốt nhất để TTTT chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nói riêng, góp phần nâng cao hiểu biết về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, chủ động phê phán, phản bác những thông tin không đúng chính sách, pháp luật, thông tin xấu gây ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội trụ cột của đất nước.
Trong phần chia sẻ về các kỹ năng truyền thông trên MXH tại Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng bộ môn Báo chí - Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho biết, từ kết quả khảo sát về “Thực trạng truyền thông về chính sách BHXH, BHYT trên các Fanpage của MXH Facebook” cho thấy, hiện trên MXH Facebook đang có 33 Fanpage về BHXH và 14 Fanpage về BHYT. Tuy nhiên, đây không phải là những Fanpage chính danh của BHXH Việt Nam, hay của bất kỳ một cơ quan chức năng nào liên quan.
“Việc chính danh hóa các Fanpage về BHXH, BHYT chưa được thực hiện khiến người dùng MXH khó nhận ra được Fanpage chính thức để được tiếp cận với nguồn thông tin về BHXH, BHYT chính thống; và dẫn đến nguy cơ cơ quan BHXH Việt Nam bị giả mạo, lạm dụng hình ảnh, cung cấp thông tin sai lệch về chính sách BHXH, BHYT trên MXH, gây hoang mang đối với công chúng hoặc bị lợi dụng vào mục đích kinh tế khác”, bà Huyền đưa ra cảnh báo.
Trước thực trạng này, bà Huyền cũng khuyến nghị, BHXH Việt Nam cần tiếp tục chủ động hơn nữa trong việc tham gia vào “cuộc chơi” của truyền thông xã hội. Theo đó, việc thiết lập trang Fanpage chính thức của BHXH Việt Nam trên MXH Facebook với danh tính được xác nhận là bước đi đầu tiên, nhằm khẳng định vai trò, vị trí của BHXH Việt Nam trong truyền thông về BHXH, BHYT trên MXH. Đây là động thái tích cực, không chỉ trong công tác truyền thông về BHXH, BHYT, tác động có lợi cho người dùng MXH, góp phần mở rộng đối tượng tham gia, mà còn là phương thức hiệu quả để củng cố về tính đúng đắn, bản chất nhân văn của hai chính sách an sinh xã hội trụ cột của đất nước.
“MXH nói chung, và Facebook nói riêng là phương tiện truyền thông đầy tiềm năng, có tính khả dụng cao trong việc thúc đẩy truyền thông về chính sách BHXH, BHYT đến đông đảo người dân, NLĐ. Để việc ứng dụng MXH trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT đạt hiệu quả trong thời gian tới, BHXH Việt Nam cần có một chiến lược truyền thông tổng thể trên MXH nói chung, cũng như sử dụng Fanpage trên Facebook nói riêng”, bà Huyền nhấn mạnh.
“Để tăng cường hiệu quả công tác TTTT, BHXH Việt Nam cần vào cuộc tích cực hơn nữa với xu thế truyền thông MXH”, PGS.TS.Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên thường vụ BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo khuyến nghị.
Đồng quan điểm với nhận định về việc ứng dụng phương thức truyền thông MXH vào công tác TTTT của Ngành BHXH, PGS.TS.Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo khẳng định, hiện nay, các phương tiện truyền thông mới đang được quan tâm phát triển, đặc biệt là truyền thông qua MXH. MXH không chỉ là mảnh đất “màu mỡ” cho việc TTTT chính sách, mà đồng thời đây cũng đang là nguồn cung cấp thông tin nhanh nhậy cho các cơ quan thông tấn báo chí nói riêng và cho các cơ quan chức năng nói chung, và trở thành một trong những cụ phản biện xã hội tích cực về mặt chính sách BHXH, BHYT.
“Truyền thông MXH hiện cũng đang trở thành công cụ truyền thông hữu hiệu để xử lý khủng hoảng truyền thông và còn là công cụ để quảng bá và củng cố hình ảnh của các cơ quan, tổ chức. Để tăng cường hiệu quả công tác TTTT về chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam cần vào cuộc tích cực hơn nữa với xu thế truyền thông MXH”, ông Lợi khuyến nghị.
Trong chương trình làm việc, Hội nghĩ cũng đã tiến hành chia sẻ, thảo luận xoay quanh một số nội dung như: Tiếp tục phát huy vai trò của các Bộ ban ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phối hợp TTTT nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình; đẩy mạnh TTTT với hình thức và nội dung phong phú, hấp dẫn tới nhóm các đối tượng chưa tham gia BHXH, BHYT; phương thức triển khai có hiệu quả các hình thức truyền thông mang tính tương tác cao;…
Công tác TTTT phải gắn với việc mở rộng đối tượng tham gia
Ghi nhận các ý kiến thảo luận chia sẻ của các đại biểu, cũng như các kiến nghị của các chuyên gia truyền thông nhất là trong phương diện áp dụng các xu hướng truyền thông mới vào công tác TTTT, phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh cho biết, “nâng cao nhận thức, đổi mới phương pháp, quan tâm truyền thông xã hội…” chính là một trong những giải pháp tối ưu đã được Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam đặt ra tại Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.
Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh yêu cầu, công tác TTTT phải đặc biệt chú trọng tới việc triển khai và phát triển các loại hình truyền thông mang tính tương tác cao.
Và để đảm bảo mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh cũng nhận định, sẽ còn không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi công tác TTTT của Ngành BHXH phải nỗ lực, đổi mới và phát huy hiệu quả cao hơn nữa.
Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh yêu cầu, để triển khai hiệu quả công tác TTTT trong thời kỳ mới, gắn với việc mở rộng đối tượng tham gia, hệ thống BHXH các cấp cần: Triển khai công tác TTTT một cách đồng bộ, từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt cần tập trung đưa ra nhóm đối tượng đích, chia phân khúc để đẩy mạnh TTTT đạt hiệu quả; thực hiện TTTT trên mọi phương tiện, hình thức; tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở ban ngành, các cơ quan thông tấn báo chí với tần suất TTTT thường xuyên, liên tục; hình thức, nội dung TTTT phải đảm bảo tính hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của các đối tượng; chủ động triển khai tốt công tác cung cấp thông tin, tuyên truyền và xử lý tốt các khủng hoảng truyền thông (nếu có xảy ra).
Nhằm triển khai hiệu quả giải pháp “nâng cao nhận thức, đổi mới phương pháp, quan tâm truyền thông xã hội…” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 96 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới đề ra, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh yêu cầu, hệ thống BHXH từ Trung ương đến địa phương đặc biệt chú trọng tới việc triển khai và phát triển các loại hình truyền thông mang tính t
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...