Qui định mới về Giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
08/08/2016 05:12 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Về Danh mục các bệnh được hưởng BHXH một lần bao gồm các bệnh theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH (ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS) hoặc các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục. Việc xác định các bệnh được hưởng chế độ BHXH một lần phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) có phạm vi chuyên môn hoạt động phù hợp với nội dung xác định bệnh hưởng chế độ BHXH một lần; việc xác định mức suy giảm khả năng lao động (SGKNLĐ) phải được thực hiện bởi Hội đồng Giám định y khoa (HĐGĐYK). Các trường hợp giám định, bao gồm: Giám định thương tật do tai nạn lao động; Giám định bệnh nghề nghiệp; Giám định để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất.
Về trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định để hưởng chế độ BHXH, Thông tư quy định: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến HĐGĐYK đối với các trường hợp: Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH đề nghị giám định để hưởng lương hưu; người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH đề nghị giám định để hưởng BHXH một lần; thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến HĐGĐYK đối với các trường hợp không thuộc trách nhiệm của người lao động.
Thông tư quy định thẩm quyền thực hiện giám định y khoa của Hội đồng y khoa cấp tỉnh, Hội đồng y khoa thuộc Bộ Quốc phòng, Hội đồng y khoa thuộc Bộ Công an, Hội đồng y khoa thuộc Bộ Giao thông vận tải; Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa; Quy trình giám định y khoa; Đánh giá mức SGKNLĐ. Kết luận của HĐGĐYK có giá trị vĩnh viễn, trừ trường hợp sau đó có Kết luận của HĐGĐYK cùng cấp hoặc HĐGĐYK cấp trên.
Về thời hạn giám định: Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giới thiệu giám định ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng) kể từ ngày người lao động được HĐGĐYK kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó. Trường hợp do tính chất của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì cơ quan thường trực của HĐGĐYK có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch HĐGĐYK hoặc Phó Chủ tịch thường trực HĐGĐYK để xem xét, quyết định việc giám định lại trước thời hạn quy định.
Thông tư quy định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc cấp giấy ra viện; cấp giấy chứng sinh; cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai; cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trong đó có quy định người hành nghề làm việc tại cơ sở KCB được ký các giấy tờ trên theo phân công của người đứng đầu cơ sở KCB đó. Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh phải do HĐGĐYK cấp tỉnh trở lên cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Các Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLB-BYT-BHXH ngày 22/6/1999 của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam hướng dẫn các cơ sở KCB cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia BHXH, Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức SGKNLĐ của người lao động tham gia BHXH bắt buộc; mẫu giấy ra viện ban hành kèm theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án; mẫu giấy chứng sinh ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Theo bhxhgl.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...