Những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) về chế độ thai sản
15/03/2016 10:23 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Về các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Về cách tính mức hưởng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng
Mức hưởng 1 tháng = 100% x
trước khi nghỉ việc hưởng CĐ thai sản.
Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ thai sản là bình quân các tháng đã đóng BHXH nếu NLĐ hưởng chế độ thai sản thuộc 1 trong các trường hợp sau:
1. Lao động nữ (kể cả lao động nữ mang thai hộ) khám thai; sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý;
2. Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai;
3. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;
4. Chỉ có mẹ hoặc cả mẹ và cha tham gia BHXH hoặc mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ 6 hoặc 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh mà người mẹ chết sau khi sinh con;
5. Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khoẻ để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh (KCB).
Mức hưởng 1 ngày: đối với trường hợp lao động nữ khám thai hoặc lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:
Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng / 24 ngày Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng, trường hợp có ngày lẻ hoặc NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý; thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức trợ cấp 1 ngày được tính theo công thức sau:
Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng / 30 ngày NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người sử dụng lao động và NLĐ không phải đóng BHXH.
Các điểm mới trong chế độ thai sản được hưởng Ngoài những chế độ được hưởng theo quy định của Luật BHXH cũ, Luật BHXH mới đã mở rộng hơn về chế độ, điều kiện và mức hưởng cho người lao động. Cụ thể:
Chế độ đối với lao động nam Lần đầu tiên trong chính sách BHXH, nam giới được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản để chăm sóc gia đình khi vợ sinh con với nhiều mức hưởng khác nhau tùy theo số con được sinh, phương thức sinh. Cụ thể, lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường; 7 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, đẻ dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu sinh đôi và thêm 3 ngày/01con nếu sinh 3 trở lên; 14 ngày nếu sinh 2 trở lên mà phải phẫu thuật. Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
Chế độ với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con Đây là chính sách mang tính chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc phù hợp với Luật hôn nhân và gia đình đã cho phép từ ngày 1/1/2016 lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản. Theo đó chế độ được hưởng như sau:
Chế độ đối với lao động nữ mang thai hộ Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý như lao động nữ hưởng chế độ thai sản thông thường nếu đủ điều kiện hưởng theo quy định của Luật và được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh gồm trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con và chế độ thai sản khi sinh con cho đến khi giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không quá thời gian quy định (6 tháng). Trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng cho đến khi đủ 60 ngày. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ. Ngoài ra còn được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian nghỉ sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc sau khi nghỉ sinh con và giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ.
Chế độ đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ Được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi, tính từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 1 tháng. Nếu không nghỉ việc hưởng chế độ thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Đươc hưởng trợ cấp 1 lần: bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con nếu lao động nữ mang thai hộ không đóng BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc không có đủ sức khỏe chăm sóc con có xác nhận của cơ sở KCB khi con chưa đủ 6 tháng tuổi: Người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Ngoài ra, trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
Về chế độ người mẹ chết sau khi sinh con cũng có nhiều điểm mới khác so với Luật BHXH cũ Trường hợp chỉ mẹ tham gia BHXH thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản : là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng hoặc các tháng (nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng) trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng hoặc các tháng (nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng) trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con có xác nhận của cơ sở KCB thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng hoặc các tháng (nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng) trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
Về chế độ nuôi con nuôi sơ sinh dưới 6 tháng tuổi Người lao động đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được hưởng chế độ thai sản cho tới khi con đủ 6 tháng tuổi và được hưởng trợ cấp 1 lần cho mỗi con bẳng 02 tháng lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ. Ngoài chế độ thai sản được hưởng nêu trên, người lao động còn được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bảo khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Nhìn chung, các quy định về chế độ thai sản theo Luật BHXH (sửa đổi) đã thể chế và hoàn thiện theo hướng điều chỉnh nhằm bảo đảm tốt hơn quyền thụ hưởng BHXH kể cả lao động nam và nữ, đảm bảo vì mục tiêu an sinh xã hội và phù hợp với xu thể hội nhập trong tình hình mới.
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...