Ủy ban TVQH cho ý kiến đối với dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
15/12/2022 02:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cho ý kiến về việc điều chỉnh dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý nên tiếp cận theo hướng quy định giá dịch vụ KCB gồm những gì, nhất là cần phải được tính đúng, tính đủ…
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, liên quan giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng làm rõ các yếu tố cấu thành giá KCB; các chi phí để tính giá thành toàn bộ của dịch vụ KCB; căn cứ, nguyên tắc, thẩm quyền định giá dịch vụ KCB và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tại phiên họp
Đồng thời, dự thảo luật cũng bổ sung một điều về tự chủ đối với cơ sở KCB của Nhà nước. Theo đó, khẳng định cơ sở KCB của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; quy định về quyền và trách nhiệm của các cơ sở KCB tự chủ trong các hoạt động về tổ chức, nhân sự, tài chính, chuyên môn và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Thảo luận về dự thảo luật, liên quan đến các điều kiện bảo đảm công tác KCB, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong KCB vẫn là vấn đề lớn. Vấn đề quan tâm nhất là khái niệm về cấp chuyên môn kỹ thuật và mối quan hệ giữa các cấp, cách thức đảm bảo điều kiện hoạt động của các cấp này hiện dự thảo luật quy định chưa rõ, nên cần được tiếp tục rà soát, làm rõ.
Về giá KCB, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, còn có nhiều khoản chưa rõ. Ví dụ: Khoản d Điều 110 thể hiện một trong những yếu tố là “Giá trị vô hình của thương hiệu (nếu có)”, nên cần phải cân nhắc vì khó tính được. Dẫn quy định về các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn khi dự thảo lần này có thêm “chi phí khác có liên quan đến hoạt động KCB” là chi phí gì, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính phải xem chỗ này.
"Mù mờ thì càng tự mình làm khó mình thôi. Mai mốt các cơ quan hỏi, đoàn giám sát của Quốc hội hỏi chi phí khác không thấy tính là chết rồi. Quy định tăng thêm một loại thì phải rõ là cái gì, ai quy định”- Chủ tịch Quốc hội lưu ý. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng dẫn Khoản 5 Điều 110 về việc Bộ Y tế quy định giá tối đa dịch vụ KCB đối với các cơ sở KCB của Nhà nước và yêu cầu cần rà soát, xem lại điều này, bởi "chúng ta đang phấn đấu có cơ sở KCB chất lượng cao để tránh “chảy máu” ngoại tệ".
Đại diện một số bộ, ngành liên quan tham dự phiên họp
Chủ tịch Quốc hội đề xuất, nên quy định giá dịch vụ gồm những cái gì, nhất là cần phải tính đúng, tính đủ. Chính phủ, Bộ Y tế công bố lộ trình tính đúng, tính đủ đối với các dịch vụ KCB bằng BHYT. “Phải có lộ trình, nhưng nguyên tắc là phải tính đúng, tính đủ và lộ trình này nên quy định trong luật để thực hiện. Tốt người ta đến, không tốt người ta không đến. Bác tốt hơn, mà điều kiện tương đương, thì em ở đây em chả đi nước ngoài nữa, đúng không? Nó phải thị trường. Mình đặt cái trần vào đó thì ai làm được. Bác sĩ mình giỏi chả kém nước ngoài đâu, do điều kiện của mình thôi”- Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Phát biểu giải trình ý kiến các thành viên Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện, tiếp thu nghiêm túc những ý kiến của ĐBQH và cố gắng thể hiện tối đa trong dự thảo luật để trình Ủy ban TVQH.
Trong đó, Bộ Y tế tập trung vào những nội dung chính liên quan đến việc hoàn thiện các quy định kiểm soát, nâng cao chất lượng của người hành nghề, chất lượng công tác KCB và hoàn thiện các quy định liên quan đến việc quản lý các cơ sở KCB. Đồng thời, làm rõ các vấn đề liên quan đến tự chủ, giá, xã hội hóa và các nội dung để đảm bảo các hoạt động khác...
“Đây là luật chuyên ngành, chịu sự tác động chung của hệ thống pháp luật với định hướng của các văn bản chỉ đạo của Trung ương cũng như hệ thống văn bản pháp luật khác. Đặc biệt, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cũng liên quan tới nhiều quy định tại các luật chuyên ngành. Do đó, cơ quan soạn thảo đã cố gắng rà soát lại các Nghị định mà Chính phủ đã ban hành, để đưa vào nội dung cơ bản nhất, đáp ứng yêu cầu và những nguyên tắc trong quá trình xây dựng luật”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là một dự án luật lớn, có liên quan trực tiếp đến người dân, có nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ cũng đang chỉ đạo các cơ quan triển khai, hoàn thiện dự thảo luật này. Chính phủ sẽ cố gắng chuẩn bị để trình được dự thảo luật này ở Kỳ họp bất thường sắp tới, để có nhiều thời gian xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn…
Về phân tuyến kỹ thuật trong KCB, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, quy định này liên quan đến thanh toán BHYT, nếu không phân cấp kỹ thuật sẽ dẫn tới tình trạng người bệnh dồn lên tuyến trên, không KCB ở tuyến dưới. Liên quan tự chủ không trực tiếp, hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau như cần quy định cơ chế quản lý tập thể để giám sát đối với BV thực hiện thu dịch vụ. “Việc thiết kế luật phải tiến tới giữ được mức độ bao phủ BHYT. BHYT có nhiều mức và tăng quỹ BHYT để giảm sức ép trong việc thanh toán KCB bằng BHYT”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...
BHXH tỉnh Phú Yên đứng đầu vị trí xếp loại chất lượng hoạt ...
NĂM 2024: NGÀNH BHXH TỈNH NỖ LỰC ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO ...