Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hậu Covid-19 để phục hồi sức khỏe
19/05/2022 02:07 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 18/5/2022, Bộ Y tế ban hành Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19. Theo đó, người đã mắc Covid-19 cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện sau khi điều trị khỏi bệnh.
Covid-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể tồn tại quá 12 tuần và nay được gọi các các tình trạng sau mắc Covid-19. Vì vậy, để phục hồi sức khỏe, sau khi khỏi Covid-19 phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít hoặc không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn. Trong mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ…), chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ…), chất béo (dầu mỡ), vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín…). Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi.
Nếu mệt mỏi, chán ăn, không đủ ăn được số lượng cần thiết thì nên uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 1-3 lần/ngày. Cần ăn uống đầy đủ, phòng ngừa suy kiệt, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ… (người có bệnh nền, cần tuân thủ thuốc theo đơn và được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng bởi các bác sỹ). Cần uống nhiều nước, trung bình 6-8 ly/ngày; hạn chế sử dụng nước ngọt, rượu, bia, chất kích thích…
Hạn chế đồ ăn mặn, chất béo và đường. Nên ăn ít hơn 5gr muối/ngày (tương đương 1 thìa café); ít hơn 50gr đường/ngày (tương đương 12 thìa café); lượng chất béo nên ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào, nên chọn chất béo không bão hòa có trong cá, quả bơ, các loại hạt, dầu thực vật… Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi và đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng. Nếu có thể, nên đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp và an toàn.
Lưu ý, khi bị giảm hoặc mất khứu giác hoặc vị giác, đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng 2 lần/ngày; thực hiện việc huấn luyện khứu giác, bao gồm ngửi một số thảo dược có mùi thơm (chanh, hoa hồng, đinh hương, bạch đàn…) trong 20 giây mỗi lần, 2 lần/ngày; sử dụng các loại thảo dược và gia vị như ớt, nước chanh, các loại thảo dược tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn (tuy nhiên, cách này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với một số người, cần hạn chế sử dụng khi gặp vấn đề này).
Tùng Anh
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia năm 2024 của ...
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...
BHXH tỉnh Phú Yên đứng đầu vị trí xếp loại chất lượng hoạt ...