Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH
14/04/2022 08:37 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 12/4/2022, Chính phủ ra Nghị quyết 54/NQ-CP về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, có nội dung nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; xây dựng dự án Luật BHXH (sửa đổi) trình Chính phủ và Quốc hội ban hành giai đoạn 2022-2025.
Tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ đặt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5- 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 bình quân 3,7% GDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm khoảng 32 - 34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế. Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%; phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu DN, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị…
Riêng về phát triển thị trường lao động, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, liên thông cơ sở dữ liệu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm hiện đại, tạo thuận lợi cho người tìm việc và người tuyển dụng lao động. Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án và dự án đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu phục hồi, cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững. Hoàn thiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Bên cạnh đó, xây dựng Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội DN, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng Đề án nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực DN vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động; có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc ở Việt Nam.
Đồng thời, tiếp tục triển khai và nhân rộng đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao, trong đó tập trung đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Triển khai mô hình đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho NLĐ bị thất nghiệp; hỗ trợ người SDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo cho người lao động trong DN nhỏ và vừa, lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác. Và nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; điều chỉnh chính sách mở rộng đối tượng được vay tín dụng để tham gia học tập nghề nghiệp; xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) trình Chính phủ và Quốc hội ban hành giai đoạn 2022 - 2025.
Tùng Anh
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia năm 2024 của ...
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...
BHXH tỉnh Phú Yên đứng đầu vị trí xếp loại chất lượng hoạt ...