Vững niềm tin
16/02/2022 01:36 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cách đây 27 năm, sự ra đời ngành BHXH Việt Nam đánh dấu bước ngoặt lớn trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở nước ta. Trải qua 27 năm hình thành và phát triển (16/2/1995-16/2/2022), ngành BHXH Việt Nam ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH).
Chuyển biến mạnh mẽ
Cho đến nay, nhiều CCVC trong ngành BHXH Việt Nam vẫn nhớ như in “thuở ban đầu bỡ ngỡ”. Ngày ấy, toàn Ngành vừa phải dần dần hoàn thiện tổ chức bộ máy, vừa phải mày mò làm và đúc rút kinh nghiệm trong các hoạt động nghiệp vụ để việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với việc luật hóa, Đảng và Nhà nước cũng thể hiện rõ quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh thăm hỏi NLĐ Công ty TOTO Việt Nam
Đáng chú ý, ngày 26/5/1997, Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) đã nêu rõ: “BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc”. Quan điểm này tiếp tục được kế thừa và thể hiện rõ trong Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, BHXH được xác định là trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường XHCN, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước…
Chỉ cần nhìn lại những con số đạt được từ năm 1995 đến nay cũng đủ thấy rõ sự lớn mạnh của ngành BHXH Việt Nam. Đơn cử: Nếu như năm 1995 chỉ có 2,2 triệu người tham gia BHXH thì đến hết năm 2006- năm đầu tiên triển khai Luật BHXH, đã có 6,7 triệu người tham gia; đến năm 2021- mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn do đại dịch COVID-19, nhưng cả nước đã có tới 16,547 triệu người tham gia BHXH, trong đó có 1,45 triệu người tham gia BHXH tự nguyện. Cùng với đó, là khoảng 88,837 triệu người tham gia BHYT- đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.
Hay như, trong năm 2021, toàn Ngành đã chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho khoảng 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; giải quyết cho khoảng 7,8 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK và BHXH một lần; đảm bảo quyền lợi cho khoảng 125,96 triệu lượt người KCB BHYT…
Giải quyết hồ sơ hỗ trợ NLĐ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn Ngành đã sớm hoàn thành điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN cho 375.000 đơn vị, tương ứng 11,238 triệu NLĐ với số tiền 4.322 tỷ đồng; giải quyết cho 851 đơn vị với 161.531 NLĐ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.119,8 tỷ đồng; trong vòng 5 ngày (1-5/10/2021), toàn Ngành đã hoàn thành thông báo giảm đóng vào quỹ BH thất nghiệp cho 363.600 đơn vị SDLĐ với số tiền 7.595 tỷ đồng; đến ngày 31/12/2021 đã chi hỗ trợ cho 12,94 triệu NLĐ với số tiền 30.730 tỷ đồng…
Điểm tựa vững vàng
Năm 2021 để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với đất nước và ngành BHXH Việt Nam. Theo đó, toàn Ngành đã thích ứng nhanh, linh hoạt với tình hình dịch COVID-19; chủ động tham mưu, quyết liệt trong triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ và chủ SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Chính vì thế, số người tham gia BHXH, BHYT, trong đó có BHXH tự nguyện tiếp tục tăng; quyền lợi của người dân, NLĐ được đảm bảo. Đặc biệt, toàn Ngành cũng đã có bước chuyển mình quan trọng trong chuyển đổi số, trong đó phải kể đến việc triển khai ứng dụng VssID, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, NLĐ và DN trong tham gia và hưởng BHXH, BHYT...
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, trong năm 2020-2021, toàn ngành BHXH Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện ở một số kết quả nổi bật như: Độ bao phủ BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng, trong đó đối tượng tham gia BHXH tự nguyện vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết 28-NQ/TW; BHYT cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân; phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý quỹ BHXH an toàn, bền vững, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã phối hợp triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ NLĐ và chủ SDLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, được dư luận xã hội đánh giá cao...
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Xã hội
Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đánh giá cao nỗ lực và thành tựu mà ngành BHXH Việt Nam đạt được. Không chỉ ghi nhận thành tựu trong cải cách TTHC và ứng dụng CNTT, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) còn khẳng định, BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động, giúp đổi mới căn bản phương thức hoạt động của Ngành, góp phần xây dựng thành công Chính phủ số. Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu về xây dựng Chính phủ điện tử mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra.
Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thúy Anh- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, dù dịch bệnh phức tạp, nhưng ngành BHXH Việt Nam vẫn bảo đảm thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số, giải quyết chính sách trên các phần mềm liên thông; kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, chống lạm dụng, trục lợi quỹ qua hệ thống CSDL tập trung của Ngành. Đặc biệt, đã đẩy mạnh sử dụng ứng dụng VssID, giúp người dân tự theo dõi được quá trình tham gia BHXH, BHYT của mình; qua đó giám sát trở lại việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT…
Tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam cuối năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính sách BHXH, BHYT, khi cho rằng “ASXH phải lấy người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, là mục tiêu, động lực, góp phần vào sự ổn định, lành mạnh của xã hội và phát triển của đất nước”. Chỉ rõ những kết quả mà ngành BHXH Việt Nam đạt được, Thủ tướng nhấn mạnh: “Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành BHXH Việt Nam vẫn tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
Không phải ngẫu nhiên mà ngành BHXH Việt Nam được đánh giá cao như trong những năm gần đây. Bởi, để có được những nhận xét, đánh giá khách quan, công tâm như vậy, toàn Ngành đã có sự nỗ lực rất lớn, từ việc hoàn thiện tổ chức bộ máy cho đến tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong mọi hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt, CCVC trong Ngành đều nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT trong đời sống xã hội; đồng thời luôn xác định rõ tâm thế của “người phục vụ”, sẵn sàng lăn xả vào công việc với mong muốn lan tỏa ASXH đến với mọi người dân… Đây chính là điểm mạnh mà Ngành đã nắm bắt và tận dụng thành công, qua đó phát động hiệu quả các phong trào thi đua tới từng CCVC.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia năm 2024 của ...
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...
BHXH tỉnh Phú Yên đứng đầu vị trí xếp loại chất lượng hoạt ...