Chế độ Hưu trí
08/05/2018 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
1. Đối tượng:
Người đang tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH
2. Điều kiện hưởng:
- Người lao động đang tham gia BHXH mà đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.
- Lao động nữ hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
2.1.Tuổi nghỉ hưu của người lao động căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13, Bộ Luật lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện:
Lao động nam
Lao động nữ
Năm nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu
2021
60 tuổi 3 tháng
55 tuổi 4 tháng
2022
60 tuổi 6 tháng
55 tuổi 8 tháng
2023
60 tuổi 9 tháng
56 tuổi
2024
61 tuổi
56 tuổi 4 tháng
2025
61 tuổi 3 tháng
56 tuổi 8 tháng
2026
61 tuổi 6 tháng
57 tuổi
2027
61 tuổi 9 tháng
57 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi
62 tuổi
2028
57 tuổi 8 tháng
2029
58 tuổi
2030
58 tuổi 4 tháng
2031
58 tuổi 8 tháng
2032
59 tuổi
2033
59 tuổi 4 tháng
2034
59 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi
60 tuổi
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I (ban hành kèm theo NĐ 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của CP)
2.2. Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
2. Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất
55 tuổi 3 tháng
50 tuổi 4 tháng
55 tuổi 6 tháng
50 tuổi 8 tháng
55 tuổi 9 tháng
51 tuổi
51 tuổi 4 tháng
56 tuổi 3 tháng
51 tuổi 8 tháng
56 tuổi 6 tháng
52 tuổi
56 tuổi 9 tháng
52 tuổi 4 tháng
52 tuổi 8 tháng
53 tuổi
53 tuổi 4 tháng
53 tuổi 8 tháng
54 tuổi
54 tuổi 4 tháng
54 tuổi 8 tháng
55 tuổi
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II (ban hành kèm theo NĐ 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của CP).
3. Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hàng tháng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu, trong đó:
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật BHXH được quy định như sau:
4.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/ 2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/ 2020 đến ngày 31/12/ 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
t
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
= 5
Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995
= 6
Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000.
= 8
Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.
= 10
Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015.
= 15
Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2019
= 20
Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2024
Tham gia từ 01/01/2025 => Tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH
4.2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
4.3. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH
4.4. Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc nêu tại Điểm a dưới đây hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định tại Khoản 1 Điều này để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:
a) Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
4.5. Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/ 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng BHXH
4.6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
5. Thời điểm hưởng lương hưu:
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông A sinh ngày 01/6/1963, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/7/2024.
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông B sinh ngày 01/12/1963, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông B đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2025.
- Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
- Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì được đóng một lần cho số tháng còn thiếu theo mức 22% tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.
Ví dụ: Ông C sinh tháng 11/1963, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 11/2024 ông C có 19 năm 7 tháng đóng BHXH. Trường hợp ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu vào tháng 12/2024 thì ông C được hưởng lương hưu từ tháng 12/2024. Nếu đến tháng 2/2025 ông C mới đóng tiếp 5 tháng còn thiếu để đủ 20 năm thì lương hưu của ông C được hưởng từ tháng 2/2025
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 của Luật BHXH.
- Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư:
- Được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng BHXH trong đó mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
- Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
+ (A) Trước năm 2014: mỗi năm = 1,5 tháng lương hưu
+ (B) Từ năm 2014: mỗi năm = 2 tháng lương hưu.
Công thức: (A+B) - (Số tháng đã nhận lương hưu x ½) >= 3 tháng lương hưu.
- Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
+ Người bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó được Tòa án hủy quyết định tuyên bố là mất tích thì được tiếp tục hưởng và được nhận tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng có thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì được nhận tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
+ Người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng mà chết trong thời gian gián đoạn chưa nhận lương hưu, trợ cấp thì ngoài chế độ tử tuất thân nhân còn được nhận tiền lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận, không bao gồm tiền lãi.
+ Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng bị tạm dừng hưởng do bị Tòa án tuyên bố là mất tích, sau đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân không được nhận tiền lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng trong thời gian tạm dừng hưởng.
+ Chế độ hưu trí trong thời gian bị tù giam: Đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù thì họ vẫn được làm hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu thông qua người ủy quyền.
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
Vận dụng sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả thực hiện ...
Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia năm 2024 của ...
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...