Nỗ lực tìm các giải pháp phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện
23/02/2017 04:23 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp khẳng định, chính sách BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/1/2008 là chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự do làm việc ở khu vực phi chính thức được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Chính sách BHXH tự nguyện được liên thông với chính sách BHXH bắt buộc đã giúp gần 30.000 NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Trước đó, họ thuộc nhóm không có cơ hội hưởng lương hưu vì có dưới 20 năm đóng BHXH. Nhằm nâng cao hơn nữa tính nhân văn của chính sách này cũng như tháo gỡ, tiếp sức và chung tay với người lao động, Luật BHXH đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH tự nguyện theo hướng mở rộng và nâng cao quyền tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo nhân dân lao động vì mục tiêu an sinh cho mọi người lao động khi về già. Chính sách BHXH tự nguyện được liên thông với chính sách BHXH bắt buộc đã giúp gần 30.000 NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, trong khi trước đó, họ thuộc nhóm không có cơ hội hưởng lương hưu vì có dưới 20 năm đóng BHXH. Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng nhận định, tốc độ phát triển đối tượng BHXH tự nguyện còn chậm và có nguy cơ khó thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW năm 2012 của Bộ Chính trị đã đặt ra là đến năm 2020, có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn nhấn mạnh, với tư cách là đơn vị thực hiện chính sách BHXH, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đang là vấn đề được BHXH Việt Nam quyết liệt tìm các giải pháp triển khai hiệu quả. Qua quá trình thực tiễn triển khai, BHXH Việt Nam đã rút kinh nghiệm và tiếp tục yêu cầu các cơ quan chuyên môn gấp rút đề xuất các giải pháp tổng thể, tiến tới hoàn thiện chính sách về phát triển đổi tượng tham gia BHXH tự nguyện. Luật BHXH năm 2014 đã mở ra rất nhiều chính sách thuận lợi cho người dân tham gia BHXH tự nguyện. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, nếu không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Pháp luật hiện hành không quy định trần tuổi đóng BHXH tự nguyện.
Phân tích các ưu điểm của chính sách BHXH tự nguyện, ông Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) nêu rõ: Luật BHXH năm 2014 cho phép NLĐ đóng BHXH tự nguyện theo nhiều phương thức. Trường hợp NLĐ đã hết tuổi lao động nhưng mới có hơn 10 năm đóng BHXH thì có thể đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu và hưởng lương hưu ngay khi đóng đầy đủ. Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu cũng được thay đổi từ 22% mức lương cơ sở còn bằng 22% mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn. Tức là, người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng tối thiểu 154.000 đồng/ tháng. “Giả định, mức chuẩn nghèo không thay đổi, không tính đến yếu tố lạm phát thì sau 20 năm đóng BHXH tự nguyện, một lao động nữ đến 55 tuổi sẽ nhận được lương hưu bằng 60% thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH. Nếu đóng 154.000 đồng/tháng trong vòng 20 năm thì sẽ nhận được lương hưu 420.000 đồng/tháng. Kỳ vọng sống của phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 55 là 24,5 năm. Rõ ràng, về mặt tài chính thì tham gia BHXH tự nguyện rất có lợi”- ông Nam nhấn mạnh.
Hiện nay, cơ quan BHXH đang chi trả cho gần 24.000 người hưởng chế độ BHXH tự nguyện hàng tháng, trong đó có khoảng 100 người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, còn lại là hưởng lương hưu. Việc chi trả được thực hiện qua tài khoản thẻ ATM, tại cơ quan BHXH và chi trả thông qua tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH. Qua 9 năm thực hiện, đã có trên 200.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Đặc biệt, có gần 30.000 người đang từ chỗ không có cơ hội về mặt chính sách để hưởng lương hưu vì có dưới 20 năm đóng BHXH đã được tham gia BHXH tự nguyện và đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Tuy nhiên, 200.000 người tham gia BHXH tự nguyện so với gần 13 triệu người tham gia BHXH bắt buộc là một con số còn khiêm tốn. Vẫn còn gần 40 triệu NLĐ trong khu vực phi chính thức, lao động tự tạo việc làm, lao động giúp việc gia đình, nông dân, ngư dân... thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhưng chưa đăng ký tham gia.
Ông Mai Đức Thắng- Phó Trưởng Ban Thu (BHXH Việt Nam) cho rằng, một số nguyên nhân chính dẫn đến số người tham gia BHXH tự nguyện thấp là do thu nhập của NLĐ ở nông thôn thấp, thường không ổn định, giai đoạn từ 2008- 2015 mức đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của đa số người dân mà lại chưa có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước…
Theo baohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
Vận dụng sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả thực hiện ...
Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia năm 2024 của ...
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...