Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay
07/05/2020 03:07 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tương tự tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng phát sinh từ quá trình làm việc do tác động có hại của điều kiện lao động. Nếu không may bị bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ như thế nào? Mức hỗ trợ của người sử dụng lao động
Mức hỗ trợ của người sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người tham gia BHYT;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người không tham gia BHYT.
+ Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 - 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 - 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp.
Ngoài việc hỗ trợ bằng tiền nêu trên, Điều luật này còn yêu cầu người sử dụng lao động phải:
Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất (Ảnh minh họa)
Mức hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm
Trợ cấp một lần
Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, trợ cấp 1 lần áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%.
Theo đó, suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Do đó, từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp 1 lần thấp nhất cho người bị bệnh nghề nghiệp là 5 x 1.490.000 đồng = 7.450.000 đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp thấp nhất là 5 x 1.600.000 đồng = 8.000.000 đồng.
Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH): Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5 tháng; sau đó, cứ thêm 01 năm được hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Trợ cấp hàng tháng
Cũng theo Luật này, cụ thể tại Điều 49, khoản trợ cấp hàng tháng chỉ áp dụng với người lao động bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp hàng tháng thấp nhất là 30% x 1.490.000 đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp thấp nhất là 30% x 1.600.000 đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5%, sau đó, cứ thêm 01 năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Trợ cấp phục vụ
Theo Điều 52, trợ cấp phục vụ dành cho người lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần.
Mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở.
Do vậy, mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp phục vụ sẽ là 1.600.000 đồng/tháng.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị
Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu tiếp tục nghỉ dưỡng sức sau thời gian điều trị bệnh.
Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động được hưởng:
25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình:
Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp là 25% x 1.490.000 đồng = 372.500 đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp sẽ là 25% x 1.600.000 đồng = 400.000 đồng.
40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung:
Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp đang áp dụng là 40% x 1.490.000 đồng = 596.000 đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp sẽ là 40% x 1.600.000 đồng = 640.000 đồng.
Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH nêu rõ, người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng bệnh tật sẽ được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định.
Trợ cấp một lần khi chết
Trường hợp xấu nhất xảy ra, người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được trợ cấp với mức 36 lần mức lương cơ sở.
Từ 01/01/2020 đến nay, mức trợ cấp cho thân nhân là 36 x 1.490.000 đồng = 53.640.000 đồng.
Từ 01/7/2020, thân nhân sẽ được hưởng 36 x 1.600.000 đồng = 57.600.000 đồng.
Trên đây là tổng hợp các mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mà người lao động được hỗ trợ. Có thể thấy, số tiền này không phải ít, do đó, nếu không may mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động nên làm hồ sơ để được hưởng chế độ này.
Theo https://luatvietnam.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Ra quân tuyên truyền tại thôn/khu phố điểm
Tặng quà cho bệnh nhân có thẻ BHYT Xuân Giáp Thìn 2024
Lễ ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam 01/7
Nữ viên chức BHXH tỉnh hưởng ứng tuần lễ áo dài