Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
09/10/2023 09:23 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm. Do đó, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới...
Ngày 8/10, sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, quan trọng vào nhiều nội dung, đáng chú ý là về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị
Phát biểu tại Lễ bế mạc Hội nghị, liên quan việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI một số vấn đề về chính sách xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới với nhiều nội dung kế thừa và đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI.
Theo Tổng Bí thư, nếu như Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI chỉ đề cập một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, thì lần này Nghị quyết mới đã mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội, tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cách tiếp cận cũng được điều chỉnh, từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội.
Đồng thời, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, với việc tiếp tục khẳng định, kế thừa những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, vẫn còn nguyên giá trị, Hội nghị lần này đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn những nhận thức mới trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ mới.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội
Cụ thể, Trung ương khẳng định, chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển; cần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm hiện thực hoá các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Chính sách xã hội phải hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững; an sinh xã hội phải được chú trọng hơn nữa và bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng với các tình huống xấu xảy ra trên diện rộng (như dịch COVID-19), bảo vệ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính sách xã hội cần được đặt trong tổng thể việc quản lý phát triển xã hội bền vững, giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, việc đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng; sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước; sự giám sát thường xuyên của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội; sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân và DN. Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, nhân ái, nghĩa tình, “thương người như thể thương thân” của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Về mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Trung ương đã thống nhất cao xác định mục tiêu đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, đề ra 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp mới, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Cũng theo nhận định của Trung ương, trong bối cảnh nền kinh tế, DN và NLĐ gặp nhiều khó khăn, các lĩnh vực văn hoá, xã hội vẫn tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển, có kết quả rõ nét hơn. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân của NLĐ tăng 6,8% so với cùng kỳ; đã triển khai thực hiện kịp thời các chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội và các chính sách, biện pháp hỗ trợ DN, NLĐ, người dân gặp khó khăn… Theo dự báo, đến hết năm, Việt Nam có thể hoàn thành ít nhất 10/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Theo https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình