Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách TTHC ngành BHXH
05/05/2020 07:57 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ban Chỉ đạo cải cách TTHC BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 710/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cải cách TTHC ngành BHXH.
Theo đó, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 29/4/2020 và thay thế Quyết định số 1330/QĐ-BHXH ngày 8/8/2017. Quy chế áp dụng đối với Ban Chỉ đạo cải cách TTHC ngành BHXH, Tổ Giúp việc, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện trên cơ sở đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị có liên quan; phát huy tinh thần chủ động của thành viên Ban Chỉ đạo trên cơ sở nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp; đóng góp ý kiến trực tiếp tại cuộc họp hoặc tham gia bằng văn bản về các nội dung liên quan; thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.
Quyết định cũng nêu rõ, Ban Chỉ đạo cải cách TTHC ngành BHXH có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc; BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác cải cách TTHC của ngành BHXH. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến cải cách TTHC ngành BHXH; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu góp phần cải thiện chỉ số “Nộp thuế và BHXH” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đề xuất các phương án đơn giản hóa TTHC gắn với việc ứng dụng CNTT theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của Ngành; báo cáo Tổng Giám đốc các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chương trình, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn để thực hiện phương án đơn giản hóa TTHC khi được phê duyệt. Đồng thời, tổ chức khảo sát, tham vấn ý kiến người dân, DN, tổ chức có liên quan phục vụ yêu cầu đánh giá tác động của công tác cải cách TTHC ngành BHXH.
Quyết định cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng như Tổ Giúp việc. Cụ thể: Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lãnh đạo, điều hành hoạt động; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp chỉ đạo công tác cải cách TTHC, các giải pháp nhằm giảm số giờ nộp BHXH, góp phần nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được phân công phụ trách. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cải cách TTHC, ứng dụng CNTT thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị đã được phê duyệt tại các chương trình, kế hoạch của Ngành và các nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉ đạo giao. Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả thực hiện cải cách TTHC thuộc lĩnh vực phụ trách (giảm TTHC, giảm thành phần hồ sơ, biểu mẫu, tiêu thức, kinh phí tiết kiệm do thực hiện cải cách TTHC…) cho đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo để phục vụ công tác báo cáo định kỳ, đột xuất. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ…
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo định kỳ họp mỗi quý một lần vào tuần thứ 3 của tháng cuối quý. Khi cần thiết quyết định triệu tập họp bất thường hoặc mở rộng; các cuộc họp phải được thông báo trước bằng văn bản hoặc qua địa chỉ thư điện tử công vụ về nội dung, thời gian trước ít nhất 2 ngày làm việc. Kết luận được thể hiện bằng văn bản thông báo. Đặc biệt, trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ từ 3 tháng trở lên, thì đơn vị liên quan phải có văn bản báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và đề xuất nhân sự thay thế tạm thời trong thời gian thành viên chính thức vắng mặt; trường hợp có sự thay đổi về nhân sự của đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo, đơn vị cần có văn bản báo cáo và đề xuất kiện toàn thành viên thay thế.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Tổng Giám đốc về kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động hằng năm trước ngày 25/12 (thời gian chốt số liệu báo cáo tính đến hết ngày 14/12 của năm báo cáo) hoặc báo cáo đột xuất khi Tổng Giám đốc yêu cầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình triển khai nhiệm vụ được giao gửi đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo (Vụ Pháp chế) trước ngày 17 của tháng cuối quý (thời gian chốt số liệu báo cáo tính đến hết ngày 14 của tháng cuối quý) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo http://baobaohiemxahoi.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...