Xây dựng bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Vấn đề đặt ra và khuyến nghị (Bài 2)
16/03/2020 02:15 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tổ chức y tế thế giới - WHO nhấn mạnh đến việc xây dựng chiến lược chi trả các chi phí dịch vụ y tế là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Các khuyến nghị cụ thể được đưa ra. Theo đó, cần xác định lại thứ tự ưu tiên chi trả cho các dịch vụ y tế cơ bản được cung ứng tại y tế huyện, xã. Tối đa hóa hiệu quả chi trả BHYT thông qua việc lựa chọn dịch vụ được chi trả, kiểm soát giá và thay đổi cơ chế thanh toán; hạn chế chi trả với các dịch vụ công nghệ cao, chi phí lớn, thuốc đắt tiền.
(ảnh minh họa)
Bài 2: Hướng tới phát triển bền vững
Với vai trò quan trọng của sức khỏe con người và đặc biệt nhấn mạnh việc không thể đo đếm được lợi ích kinh tế có được từ nâng cao, cải thiện sức khỏe, WHO đưa ra khuyến nghị thúc đẩy bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân - Universal health coverage (UHC); đảm bảo mọi người dân đều có được đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả mà họ cần và không gặp rào cản về mặt tài chính. Tài chính y tế bền vững là một yếu tố quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng phải chú trọng nếu muốn hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Thực tế, không quốc gia nào có đủ nguồn lực đủ để bảo đảm chi cho chăm sóc y tế tới toàn bộ người dân, nhất là các nước nghèo. Cũng theo khuyến nghị của WHO, có 03 nguyên tắc cơ bản để xây dựng một nền tảng tài chính y tế bền vững. Bao gồm: xây dựng nguồn lực thực hiện mang tính bắt buộc; giảm sự phân hóa các nguồn lực, bảo đảm khả năng phân phối đến các nhóm đối tượng, qua đó nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chi phí hành chính quản trị hệ thống; xây dựng chiến lược chi trả các chi phí dịch vụ y tế (strategic purchasing), phù hợp với nguồn lực, cùng với những cam kết về hiệu quả, chất lượng dịch vụ, bảo đảm tiến trình thực hiện.
Chiến lược chi trả dịch vụ y tế, có thể hiểu một cách đơn giản là xây dựng hệ thống chính sách, lộ trình thực hiện các quy định mức chi trả dịch vụ y tế phù hợp với nguồn lực hiện có song vẫn đảm bảo người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế có chất lượng. Trong đó, các yếu tố cơ bản cần đáp ứng đó là: bảo đảm sự liên kết, cân bằng giữa khả năng cung ứng dịch vụ và nhu cầu chăm sóc y tế của người dân; đồng thời kiểm soát được sự gia tăng chi phí, tránh việc xây dựng các chi phí ở mức hào phóng quá mức cần thiết. Thực tế, không có quốc gia nào đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân chỉ bằng việc chi tiêu nhiều tiền. Việc xây dựng một chiến lược thông qua hệ thống chính sách sẽ giúp các quốc gia chuyển từ thế bị động sang chủ động; với việc phân bổ các nguồn lực chi trả theo định mức nhất định; định hướng việc lựa chọn các nguồn lực cung cấp dịch vụ, đi cùng việc giám sát cả chất lượng, chi phí. Việc quản lý dữ liệu thanh toán chi trả chặt chẽ sẽ đảm bảo thúc đẩy nâng cao chất lượng phục vụ, sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý quỹ, chi trả chi phí dịch vụ với các bệnh viện cung ứng dịch vụ; các dữ liệu thống kê chi trả sẽ là sự phản ánh quan trọng để các bệnh viện nắm được tình hình thực tiễn bệnh tật…
WHO nhấn mạnh đến việc xây dựng chiến lược chi trả các chi phí dịch vụ y tế là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Các khuyến nghị cụ thể được đưa ra. Theo đó, cần xác định lại thứ tự ưu tiên chi trả cho các dịch vụ y tế cơ bản được cung ứng tại y tế huyện, xã. Tối đa hóa hiệu quả chi trả BHYT thông qua việc lựa chọn dịch vụ được chi trả, kiểm soát giá và thay đổi cơ chế thanh toán; hạn chế chi trả với các dịch vụ công nghệ cao, chi phí lớn, thuốc đắt tiền. Quy định rõ trách nhiệm về cung ứng dịch vụ y tế với những yêu cầu cụ thể, quản lý nguồn kinh phí hoạt động, hạn chế việc chạy theo lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Xác định một cơ chế bảo đảm hài hòa chức năng giữa các bên (cơ quan quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ, chi trả), xây dựng chính sách (bao gồm cả quy định về phạm vi cung ứng dịch vụ, chất lượng, giá cả…) dựa trên bằng chứng khoa học cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển chung./.
Theo đánh giá của WHO, Việt Nam đạt điểm số 73/100 về chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân – mức trung bình khá so với các quốc gia trong khu vực (quốc gia thấp nhất đạt điểm 40; nhóm các nước cao đạt trên 80). Cũng theo tính toán của WHO, tại Việt Nam số người phải tự chi trả chi phí y tế đang ở mức khá cao; cụ thể có khoảng 05% dân số (tương ứng khoảng 4,5 triệu người) phải chi trả nhiều tiền khám, chữa bệnh, ở mức trên 25% thu nhập.
ThS. Nguyễn Thị Việt Hoa
Theo: www.tapchibaobaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình