Tiếp tục nâng chất công tác tuyên truyền
05/04/2016 10:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo số liệu tổng hợp, đến hết 31/12/2015, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 70,2 triệu người, trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 12,1 triệu người tăng 5,3% so với năm 2014; tham gia BHTN là 10,3 triệu người, tăng 11,6% so với năm 2014; tham gia BHXH tự nguyện là 0,23 triệu người, tăng 19% so với năm 2014; tham gia BHYT là 70 triệu người, chiếm 76,52% dân số, tăng 5,31% so với năm 2014. Có thể khẳng định rằng, năm 2015 vừa qua là một năm mà ngành ta đã có sự nỗ lực đặc biệt, phấn đấu đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay.
Đạt được kết quả trên, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành TW, sự phối hợp hết sức có hiệu quả của cấp ủy và chính quyền các cấp và sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, phải kể đến vai trò của công tác tuyên truyền. Có lẽ chưa năm nào công tác tuyên truyền lại được tập trung chỉ đạo quyết liệt như năm 2015. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng công tác tuyên truyền đã được triển khai một cách chủ động, đồng bộ và thống nhất từ TW đến cơ sở. Không chỉ phong phú về nội dung, mà còn đa dạng về hình thức, vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu. Thông qua các kênh tuyên truyền với sự tham gia tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là đội ngũ các nhà báo thuộc các cơ quan truyền thông quốc gia và sự năng động sáng tạo của BHXH các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động tại cơ sở, hầu như mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, đặc biệt là những nội dung, quy định mới của Luật BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) đã được kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến các cấp, các ngành, các tập thể lao động và đông đảo người dân. Điều này có một ý nghĩa quan trọng làm cho các cấp, các ngành, các tập thể lao động và đông đảo người dân không chỉ hiểu rõ hơn sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp an sinh xã hội nói chung và công tác BHXH, BHYT nói riêng, mà còn tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Quang cảnh hội nghị
Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương, so với yêu cầu nhiệm vụ của năm 2016, và sự quan tâm đầu tư của ngành, chúng ta thấy rằng những kết quả đạt được trong năm 2015 còn chưa được như mong muốn. Việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng chưa thường xuyên, thiếu những hình thức, cách làm mới, hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương chưa coi trọng đúng mức vai trò của công tác tuyên truyền. Việc phối hợp với các cơ quan truyền thông cũng chưa thật chặt chẽ, nhất là việc cập nhật tuyên truyền những thông tin mới về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến với các đối tượng còn chưa kịp thời. Sự phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể tuy đã có nhiều cố gắng nhưng về phương pháp, hình thức tuyên truyền tổ chức các hoạt động với từng nhóm đối tượng tại cơ sở vẫn còn bất cập. Việc định hướng nội dung tuyên truyền cũng như việc hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ và công tác kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của BHXH Việt nam đối với BHXH các địa phương chưa thường xuyên... Tất cả những vấn đề này đã làm hạn chế hiệu quả công tác tuyên truyền.
Năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ mà chính phủ giao cho ngành BHXH Việt nam đều cao hơn so với năm 2015, cụ thể là: Tham gia BHXH bắt buộc: 12.455.056 người ( tăng hơn gần 400 ngàn người); tham gia Bảo hiểm thất nghiệp: 10.485.992 người ( tăng hơn gần 500 ngàn người); tham gia BHXH tự nguyện: 306.916 người ( tăng hơn 106 ngàn người); Tham gia BHYT: 72.141.877 người ( tăng hơn 2, 1 triệu người).
Để hoàn thành những chỉ tiêu mà Chính phủ giao nói trên, ngoài sự nỗ lực có gắng của toàn ngành, đòi hỏi công tác tuyên truyền phải nỗ lực nhiều hơn, đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức tuyên truyền. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương cho rằng, trước mắt cần tập trung khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém của công tác này mà tôi vừa nêu trên, đồng thời cần phải suy nghĩ để có các giải pháp để vừa đảm bảo các điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Chú trọng khai thác và phát huy hiệu quả các chương trình phối hợp với bộ, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền ở khắp các địa phương. Đồng thời tập trung triển khai tốt 8 nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền năm 2016.
Quang Phương
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NĂM 2016
1. Tham mưu, đề xuất nội dung tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai nhiệm vụ về thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại địa phương; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, cũng như đẩy mạnh thực hiện Đề án của Chính phủ về thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.
2. Phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp tỉnh, thành ủy, tăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. Duy trì và nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trên tờ Tin nội bộ của Ban Tuyên giáo phát hành hàng tháng đến các chi bộ thuộc Đảng bộ địa phương.
3. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng duy trì các chuyên trang, chuyên mục trên Báo, Đài PT-TH địa phương. Chủ động biên soạn tin, bài phản ánh kết quả thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn; quản lý và sử dụng có hiệu quả đĩa CD có nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam cấp trên hệ thống truyền thanh cơ sở tại các địa phương.
4. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, theo các nhóm đối tượng, bao gồm cả nhóm đối tượng đồng bào có đạo. Thông qua các hình thức như: Tổ chức tuyên truyền hoặc tuyên truyền lồng ghép, báo cáo, cung cấp tài liệu tuyên truyền tại hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyên đề; Tổ chức đối thoại trực tiếp với các nhóm đối tượng tại cơ sở.
5. Tổ chức các đợt tuyên truyền trực quan nhân kỷ niệm ngày BHYT Việt Nam (01/7). Phối hợp phát hành và sử dụng có hiệu quả các ấn phẩm và tài liệu tuyên truyền do BHXH Việt Nam cấp.
6. Xây dựng, duy trì hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, đồng thời phát huy vai trò của Website BHXH tỉnh trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT tại địa phương.
7. Thực hiện qui chế cung cấp thông tin cho báo chí và giao lưu trực tuyến giải đáp chính sách BHXH, BHYT hàng tháng, hàng quý.
BHXH Việt Nam
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình