Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng Covid-19: Cần lấp đầy khoảng trống
22/12/2021 02:36 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần được xem xét kỹ lưỡng, đa chiều. Hoạt động hỗ trợ cần có sự phối hợp các nhiều bên, tăng cường ứng dụng CNTT và kết nối mạng lưới để việc triển khai hiệu quả.
Đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, toàn quốc đã có 27,13 triệu lượt đối tượng nhận hỗ trợ với tổng số tiền trên 31,12 nghìn tỷ đồng, bao gồm NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, lao động ngừng việc và chấm dứt HĐLĐ, lao động mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng thuộc diện F0 và F1, các nghệ sĩ, hướng dẫn viên du lịch và các hộ kinh doanh. Trên 14,33 triệu NLĐ tự do và các đối tượng đặc thù đã được hỗ trợ với tổng kinh phí 18,62 nghìn tỷ đồng; 1.761 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất và trả lương cho nhân viên; giảm đóng BH thất nghiệp cho 9,68 triệu lao động; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và 44 tỉnh, thành hỗ trợ gần 14 tỷ đồng cho trẻ mồ côi do cha mẹ mất do Covid-19 và trẻ sơ sinh của sản phụ nhiễm Covid-19.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và vị thành niên (SCAGA) cho thấy, Chính phủ rất chủ động và kịp thời ban hành một loạt các chính sách ASXH nhằm hỗ trợ người dân, DN chịu tác động bất lợi và gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất kinh doanh. Chính sách hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch đã bao phủ được hầu hết các nhóm dễ bị tổn thương và bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, lần đầu tiên, các nhóm lao động phi chính thức đã chính thức được hưởng lợi trong các chính sách ASXH của Chính phủ trong những tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, ở khía cạnh giới và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương cũng cho thấy khoảng trống của chính sách cứu trợ. Đó là các chính sách cứu trợ và tái thiết đã không được xây dựng dựa trên các phân tích giới về các tác động của đại dịch tới phụ nữ, nam giới và các giới khác. Chưa có các chính sách, chương trình cụ thể phòng chống bạo lực giới, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em thuộc các nhóm dễ tổn thương và trẻ em ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo không có cơ hội học tập bình đẳng trong đại dịch. Với nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức, việc thụ hưởng chính sách cũng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chưa có các chính sách/chương trình cụ thể phòng, chống bạo lực giới, nhất là bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em.
Theo bà Nguyễn Thu Giang- Phó Viện trưởng Viện LIGHT, đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế và thu nhập của người dân, mà đang làm lộ rõ tác động không hề nhỏ đến các vấn đề khác trong đời sống xã hội như sức khỏe tâm thần của người dân. Đặc biệt những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như NLĐ tự do, người nghèo, phụ nữ, trẻ em hay các vấn đề về bình đẳng giới, lỗ hổng trong hệ thống ASXH… Do đó, các chính sách hỗ trợ, phục hồi và thích ứng với các diến tiến của đại dịch Covid-19 cần xem xét kỹ lưỡng, đa chiều kinh tế, xã hội, đặc biệt yếu tố giới, y tế và sức khỏe tâm thần; quá trình xây dựng chính sách phải có tham vấn ý kiến của đại diện các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm có thể bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch Covid-19.
Tại Hội thảo Hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19: Bài học từ thực tiễn, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong thực tế cứu trợ Covid-19 và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phối hợp nhiều bên và áp dụng công nghệ trong ứng phó khẩn cấp. Đơn cử như sáng kiến Bản đồ SOSmap cho phép người dân gặp khó khăn gửi yêu cầu giúp đỡ trực tuyến; các tổ chức và cá nhân giúp đỡ xác định được vị trí và nhu cầu trợ giúp để tránh chồng chéo. Hay sáng kiến Khảo sát hỗ trợ NLĐ M-score cho phép người dân phản hồi trực tiếp về việc tiếp nhận hỗ trợ của Chính phủ; Bản đồ D.Map giúp NKT tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy quyền hòa nhập bình đẳng....
Đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế và thu nhập của người dân mà tác động không nhỏ tới các vấn đề khác trong đời sống xã hội như sức khỏe tâm thần của người dân, đặc biệt những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như lao động tự do, người nghèo, phụ nữ, trẻ em hay các vấn đề về bình đẳng giới, lỗ hổng trong an sinh. Vì thế, kết nối đa bên giữa các cơ quan Bộ, ban, ngành của Chính phủ với khối xã hội, DN và người dân là đặc biệt quan trọng trong xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ, phục hồi, thích ứng với các diễn tiến của đại dịch Covid-19. Việc kết hợp đa bên giúp huy động nguồn lực tài chính và phát huy được các sáng kiến trong cộng đồng, thúc đẩy tính hiệu quả và kịp thời trong triển khai, không chồng chéo trong hoạt động.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...
Truyền thông Luật BHXH số 41/2024/QH15 cho đội ngũ báo cáo ...
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông và chăm ...