Bảo hiểm y tế - “điểm tựa” sức khỏe và hạnh phúc
21/12/2021 08:52 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 10 về nâng cao sức khỏe (từ ngày 13 đến 15/12), diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trở lại với sự xuất hiện, lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron; tiếp tục gây ra những tổn thất nghiêm trọng, nhiều mặt đối với thế giới, đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống y tế để bảo đảm sức khỏe cho tất cả mọi người. Đồng thời, cũng đưa ra thông điệp khẳng định: Sức khỏe chính là cội nguồn của hạnh phúc, là nền tảng của an sinh, bình đẳng và phát triển bền vững.
Ảnh minh họa: Trần Hải.
Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (Te-đrót A-đa-nom Ghe-bret-xẹt) cho rằng, chúng ta không nên coi việc đầu tư cho sức khỏe là chi phí, mà là một khoản đầu tư cho tương lai của chính chúng ta.
Để hướng tới mục tiêu đó, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới cũng như các đại biểu dự Hội nghị đều thống nhất về những giải pháp căn cơ, trong đó thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. “Bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, dựa trên cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu phải là cốt lõi trong mọi nỗ lực của chúng ta, là nền tảng của sự ổn định xã hội, kinh tế và chính trị”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định.
Đây không phải lần đầu điều này được nhắc tới. Chỉ trước đó một ngày, tại sự kiện kỷ niệm Ngày bao phủ sức khỏe toàn dân (12/12), bảo hiểm y tế toàn dân dựa trên nguyên tắc tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, trong suốt cuộc đời mà không sợ khó khăn về tài chính…, cũng được tái khẳng định là giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng đã làm suy yếu những nỗ lực trong việc bảo vệ, thúc đẩy và cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người và đe dọa sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới (WB), trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, do không có bảo hiểm y tế, trên thế giới đã có hơn nửa tỷ người bị đẩy hoặc rơi vào cảnh nghèo cùng cực vì phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế. Hai năm qua, đại dịch hoành hành không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 1930 đối với hệ thống y tế ở hàng trăm quốc gia, mà còn kéo lùi những tiến bộ đã đạt được trong 20 năm thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân trên toàn cầu, đẩy thêm nhiều triệu người vào cảnh nghèo đói. Điều đó đòi hỏi tất cả các chính phủ phải ngay lập tức nối lại và tăng tốc các nỗ lực để bảo đảm mọi công dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế mà không phải lo sợ gánh nặng tài chính. Đó là việc tập trung xây dựng hệ thống y tế đủ mạnh để chống chọi lại những cú sốc; đồng thời có giải pháp đúng đắn để hướng tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.
Thực tế là từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ lộ trình hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân với những mục tiêu cụ thể.
Với hệ thống chính sách đồng bộ, sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tính đến cuối tháng 11/2021, cả nước đã có 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt hơn 90% số dân, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương.
Từ đầu năm đến nay, quỹ Bảo hiểm y tế đã thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định cho hơn 116 triệu lượt người với khoảng 80 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, những con số này mang lại ý nghĩa an sinh rất lớn đối với mỗi người dân nói riêng cũng như đất nước nói chung.
Theo https://nhandan.vn/
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...
Truyền thông Luật BHXH số 41/2024/QH15 cho đội ngũ báo cáo ...
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông và chăm ...