Chế độ thai sản đối với trường hợp mang thai hộ mới nhất
11/11/2020 02:19 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong thời gian mang thai, người mang thai hộ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám.
Căn cứ pháp lý:
Điều 34, 35, 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Điều 3, Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015
Chế độ thai sản đối với người mang thai hộ
**Chế độ khi đi khám thai
- Điều kiện hưởng: lao động nữ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản.
- Thời gian hưởng:
+ Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Mức hưởng:
+ Trường hợp đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ khám thai:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24
+ Trường hợp khi nghỉ khám khai chưa đóng BHXH đủ 06 tháng:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/24
**Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Điều kiện hưởng: Lao động nữ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản.
- Thời gian hưởng: khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Trường hợp đã đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ/30
+ Trường hợp thời điểm nghỉ hưởng chế độ khi chưa đóng BHXH đủ 06 tháng:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH/30
**Chế độ khi sinh con
- Điều kiện hưởng: lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện trên thì được hưởng các chế độ sau:
+ Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;
+ Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định sau:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
+ Sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc nghỉ việc cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định nêu trên, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.
+ Trường hợp bình thường:
Mức hưởng 1 tháng= 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
+ Trường hợp đóng chưa đủ 06 tháng nhưng được là đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con:
Mức hưởng 1 ngày = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng BHXH, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH.
Theo https://baomoi.com/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...