Quyền và lợi ích của NLĐ luôn được đặt lên hàng đầu
06/06/2023 11:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đăng đàn trả lời chất vấn của ĐBQH liên quan đến các vấn đề chính sách về BHXH, nợ đọng BHXH, rút BHXH một lần, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, quyền và lợi ích của NLĐ khi tham gia BHXH luôn được cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách đặt lên hàng đầu…
Sửa Luật xử lý dứt điểm vấn đề nợ BHXH
Chất vấn tại phiên họp, ĐBQH Tráng A Dương- Hà Giang cho biết, do dịch Covid-19 lan rộng, tình trạng lao động mất việc làm và rút BHXH một lần đã ảnh hưởng rất nhiều đến ASXH. ĐB đề nghị Bộ trưởng nêu rõ có nên thành lập một quỹ nhằm giúp NLĐ ổn định cuộc sống?
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, tình hình rút BHXH một lần có gia tăng, đặc biệt tăng nhiều sau đại dịch Covid-19. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh nhiều giải pháp khác trong tháo gỡ vướng mắc cho thị trường lao động, tạo công ăn việc làm cho NLĐ, điều chỉnh chính sách BHXH, các giải pháp này được thực hiện đồng bộ. Phương án lập quỹ cần được rà soát, nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng, Bộ LĐ-TB&XH sẽ ghi nhận và nghiên cứu kỹ phương án này.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung
Trả lời chất vấn của ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang), Trần Quốc Quân (Long An)… làm rõ những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng chậm và trốn đóng BHXH thời gian qua. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc chậm đóng BHXH, trốn đóng BHXH có tăng. Hết năm 2022, số tiền chậm đóng, trốn đóng cả nước là 8.500 tỷ, tăng 2,69% so với năm 2021. Trong đó, có 6.670 DN và đơn vị chậm đóng và cũng có một bộ phận trốn đóng BHXH, song đa phần chậm đóng BHXH. Thời gian qua chúng tôi điều chỉnh giải pháp đảm bảo quyền lợi cho số lao động này, cơ bản giải quyết một cách căn cơ...
Về lâu dài, Bộ trưởng cho rằng, cần sửa Luật BHXH, các nội dung này cũng được trình bày trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10/2023, trong đó sẽ quy định rõ khái niệm, phạm vi hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, áp dụng một số chế tài mạnh mẽ, kiên quyết, hiệu quả hơn đối với hành vi này như thông lệ quốc tế.
Về giải pháp để thu hồi toàn bộ số tiền nợ đóng BHXH của DN cố tình trốn đóng và tuyên bố phá sản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, để giải quyết triệt để, trước hết phải sửa Luật BHXH, quy định hành vi xử phạt nghiêm minh. Năm 2018, tỷ lệ chậm đóng 6% nhưng đến thời điểm này chỉ còn 2,91%, nếu DN chậm đóng 1 tháng đã bị phạt.
Luôn đặt lợi ích NLĐ lên đầu
Về rút BHXH một lần theo chất vấn của ĐB Nguyễn Thị Diệu Thúy (TP HCM), "làn sóng" rút BHXH một lần tăng cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên song lớn nhất là sự bất an của lao động khi các chính sách mới ban hành hạn chế quyền chủ động của công nhân. Trước năm 2019, bình quân rút BHXH một lần 500.000 người, năm 2022 trên 900.000 người, số người rút gần bằng số người tham gia hệ thống, rút BHXH nhiều dẫn đến hệ thống ASXH sau khó đảm bảo. Rút BHXH một lần tăng bắt nguồn từ đời sống, đời sống khó khăn thì lao động rút một lần, đại bộ phận rơi vào công nhân lao động, đối tượng gia tăng ở khu vực công nhân, khu lao động phía Nam- đây là vấn đề suy nghĩ.
“Không có quốc gia nào có cơ chế rút BHXH một lần như Việt Nam. Điều 60 rất nhân văn nhưng Luật chưa có hiệu lực chúng ta ban hành Nghị quyết 93 cho rút BHXH một lần... Cho rút thì đó là quyền của công nhân, quyền lợi khi rút rất cao, đóng 8% nhưng khi hưởng được 22%. Dẫn đến nhiều trường hợp, có khi chưa muốn rút nhưng quyền lợi cao thì rút. Bên cạnh đó cũng do công tác tuyên truyền, Hà Nội 10 người muốn rút thì tuyên truyền có 6 người không rút nữa, còn trong phía Nam thì rút nhiều, giải pháp phải tính căn cơ. Luật BHXH sửa tăng quyền lợi, cách xử lý như thế nào thì kỳ họp tới Quốc hội sẽ bàn để có hiệu quả nhất với vấn đề BHXH một lần”- Bộ trưởng Dung làm rõ.
Liên quan đến việc thu BHXH bắt buộc với chủ hộ kinh doanh cá thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Đây là nội dung cần đánh giá cụ thể, tuy nhiên quan điểm cá nhân Bộ trưởng thì đặt lợi ích NLĐ lên hàng đầu. Đồng thời, cũng đề xuất hướng giải quyết sau chuyển toàn bộ sang BHXH bắt buộc; nếu lao động không muốn hoặc không có nhu cầu thì chuyển sang BHXH tự nguyện; trường hợp xấu nhất thoái thu, tính lãi... Quan điểm cá nhân tôi phải đặt quyền lợi NLĐ lên hàng đầu, nên khuyến khích điều chỉnh sang BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi về lâu dài cho NLĐ”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm, vừa qua, đã có 8 đoàn kiểm tra, rà soát lại hiện tượng này. Qua đó, một số điểm nổi lên như có địa phương báo cáo 62 trường hợp, nhưng kiểm tra còn 8 trường hợp. Đến nay chưa phát hiện tiêu cực. Dự kiến trong chương trình xây dựng pháp luật tới đây có việc sửa Luật BHXH, cơ quan soạn thảo đã dự kiến đưa đối tượng chủ hộ kinh doanh vào diện đóng BHXH bắt buộc. Chúng tôi mạnh dạn kiến nghị Thường vụ Quốc hội xem xét công nhận, đảm bảo ngay quyền lợi, bổ sung vào Nghị quyết phiên chất vấn cho phép Chính phủ thực hiện cộng nối quá trình đóng BHXH, nếu có nhu cầu sang BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện…
* Tiếp tục cập nhật.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...