Cơ quan Quản lý ASXH về xã hội Indonesia tiếp nhận chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022
26/11/2021 02:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 26/11, Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020-2021 (ASSA 37) đã thực hiện nghi thức chuyển giao chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022 (ASSA 38) cho đại diện Cơ quan Quản lý ASXH về xã hội Indonesia (BPJS Ketenagakerjaan).
Tại phiên làm việc sáng nay, ông Heng Sophannarith- Quyền Tổng Giám đốc Quỹ ASXH Quốc gia Campuchia (NSSF), Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020-2021 điều hành Hội nghị. Theo đó, sau khi trao giải thưởng, các tổ chức thành viên đã thảo luận và thông qua Chương trình nghị sự Hội nghị ASSA 38; đồng thời thông qua Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 37.
Các tổ chức thành viên cũng đã đề xuất và thảo luận một số nội dung như: Tiêu chí thành viên ASSA; xây dựng Ban Thư ký thường trực ASSA; cam kết đầu tư bền vững; thành lập Nhóm công tác kỹ thuật để nghiên cứu tính khả thi nhằm mở rộng phạm vi bao phủ ASXH cho NLĐ di cư; đơn vị dịch vụ định phí khu vực; hội thảo trực tuyến về bảo trợ NLĐ di cư tại Đông Nam Á; hội thảo trực tuyến quốc tế về chuyển đổi số- nền tảng hữu hiệu nâng cao chất lượng quản lý đảm bảo quyền lợi ASXH cho người dân; nghiên cứu về tính di động của quyền lợi ASXH giữa các thành viên ASEAN; xây dựng hồ sơ thành viên và dữ liệu chung; cập nhật website và bản tin ASSA trực tuyến.
Với vai trò là thành viên tích cực, tại nội dung quan hệ đối ngoại, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh thay mặt BHXH Việt Nam đề xuất việc hợp nhất vai trò Chủ tịch ASSA và Chủ tịch ASEAN. Theo đó, BHXH Việt Nam gửi đề xuất này tại Hội nghị ASSA 36 để lấy ý kiến các thành viên. Hiện nay, các tổ chức Chủ tịch ASSA không thuộc nước đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN (nhanh hơn một năm). Do đó, để hợp nhất nhiệm kỳ Chủ tịch ASSA và Chủ tịch ASEAN, BHXH Việt Nam đề xuất 2 tổ chức thành viên ASSA thuộc Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASSA trong 2 nhiệm kỳ 2021-2022 và 2022-2023. Như vậy, đến năm 2023, vai trò Chủ tịch ASSA và Chủ tịch ASEAN đều thuộc Indonesia.
BHXH Việt Nam cũng đã đề xuất nội dung các tổ chức thành viên tăng cường khai thác, bổ sung thông tin một cách hiệu lực, hiệu quả bằng cách cập nhật thông tin trước mỗi sự kiện. BHXH Việt Nam đã có đề xuất này tại Hội nghị ASSA 37 và cũng đã có ý kiến gửi Ban Thư ký ASSA 37 về việc nâng cao hiệu quả website ASSA. BHXH Việt Nam đã có ý kiến cụ thể về giải pháp nâng cao hiệu quả website ASSA tại nội dung cập nhật website ASSA. Đồng thời, đề xuất tăng cường chia sẻ và kết nối với các thành viên ASSA và đối tác bên ngoài nhằm thúc đẩy quan hệ đối ngoại.
Trong nhiệm kỳ 2020-2021, BHXH Việt Nam cũng như ASSA đã tích cực tổ chức các hội thảo, hội nghị trực tuyến với sự tham gia tích cực của ISSA, ILO, WB, WHO và các chuyên gia ASXH khu vực và thế giới về các nội dung “bảo trợ NLĐ di cư tại Đông Nam Á, “chuyển đổi số”, “chiến lược phát triển ngành BHXH”. BHXH Việt Nam đề xuất nhằm tiếp tục thích ứng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh và các thách thức mới, các hội thảo trao đổi kiến thức trong khuôn khổ ASSA trong năm tiếp theo có thể tiếp tục tổ chức theo hình thức trực tuyến, hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp với sự tham gia chia sẻ, trao đổi từ các tổ chức thành viên cũng như các chuyên gia quốc tế (ILO, WB, ISSA...).
Về đề xuất chuẩn bị một kế hoạch hành động khẩn cấp cho NLĐ di cư, những người dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Tại Hội nghị ASSA 37, BHXH Việt Nam đề xuất xây dựng một lộ trình bao gồm: Chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm khi trường hợp xảy ra vấn đề khẩn cấp; xây dựng CSDL chung về lao động nhập cư được ban hành phổ biến; bố trí nguồn lực để ứng phó kịp thời với những tình trạng cấp bách; hỗ trợ các thành viên tiếp cận nguồn cung cấp y tế chung của ASEAN trong phạm vi cho phép; ứng dụng CNTT và AI nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ; tính khả thi của việc triển khai thực hiện lộ trình.
Cụ thể, về nội dung CSDL, BHXH Việt Nam cho biết, trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức ASXH khu vực đều đang thực hiện chuyển đối số mạnh mẽ và toàn diện. BHXH Việt Nam đề xuất các tổ chức thành viên tích cực chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm thực hiện ASXH ứng phó với các tình huống khẩn cấp (đại dịch Covid-19...) trên website của ASSA để các tổ chức thành viên cùng tham khảo. Về nội dung bố trí nguồn lực, hỗ trợ nội khối để ứng phó kịp thời với những tình trạng cấp bách, BHXH Việt Nam đề xuất các tổ chức chủ động đề xuất hỗ trợ nếu có nhu cầu và các tổ chức thành viên có thể xem xét, hỗ trợ trong khả năng cho phép.
Về nội dung ứng dụng CNTT và chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ, BHXH Việt Nam đề xuất các tổ chức thành viên ASSA tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT, áp dụng các công nghệ mới như Blockchain, Big Data, AI, Chatbots hỗ trợ đổi mới quy trình cung cấp dịch vụ: Kết hợp dịch vụ điện tử với con người, Chatbots hỗ trợ trả lời khách hàng, Chatbot hỗ trợ quản lý trường hợp chi trả, Chatbot gửi email, chi trả, tự động xử lý yêu cầu của khách hàng... để mang lại hiệu quả trong quản lý, nâng cao trải nghiệm của tổ chức, cá nhân…
Tại Hội nghị, Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020-2021 cũng đã thực hiện nghi thức chuyển giao chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022 (ASSA 38) cho đại diện Cơ quan Quản lý ASXH về xã hội Indonesia (BPJS Ketenagakerjaan). Đồng thời, Phó Chủ tịch ASSA 38 cũng được chuyển giao cho đại diện Cơ quan ASXH Lào (SSO); bàn giao Biểu trưng và các tài liệu cho Chủ tịch và Tổng Thư ký ASSA 38.
Tiếp nhận chức Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022, ông Anggoro Eko Cahyo- Tổng Giám đốc BPJS Ketenagakerjaan đã cảm ơn những đóng góp của Chủ tịch ASSA 37 đã thể hiện trong nhiệm kỳ 2020-2021 và cam kết trên cương vị mới sẽ tiếp tục chặng đường hợp tác xây dựng đã được Hiệp hội duy trì trong suốt thời gian qua. Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022 chia sẻ, ASXH đóng một vai trò quan trọng, góp phần xoá đói giảm nghèo, bất bình đẳng, mang lại lợi ích cho người dân mỗi quốc gia.
Cũng theo ông Anggoro Eko Cahyo, việc đẩy mạnh năng lực tổ chức ASXH là quan trọng, giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây, ASXH đang phải đối mặt với thách thức. Chính vì vậy, để ASXH trong khu vực tiếp tục phát triển, cần sự tham gia của các thành viên, theo đó trao đổi, chia sẻ, duy trì hoạt động của tổ chức trong bối cảnh này. “Với vai trò Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022, tôi tin tưởng rằng, các thành viên của Hiệp hội sẽ tiếp tục tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tốt, tiếp tục hợp tác thành công để đạt mục tiêu mà Hiệp hội đã đề ra. Đồng thời, chung tay cùng nhau đẩy mạnh hợp tác hiệu quả hơn nữa, để góp phần đảm bảo ASXH trong khu vực Đông Nam Á”- Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2021-2022 nhấn mạnh.
Tiếp đó, các thành viên Hiệp hội đã thảo luận, thống nhất Chương trình nghị sự tại Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 39. Theo đó, Hội nghị đã đề xuất Chủ tịch ASSA 39 nhiệm kỳ 2022-2023 là Tổ chức ASXH Lào (SSO); đồng thời dự kiến thời gian tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 39 sẽ được tổ chức vào ngày 21-22/9/2022, tại Viêng Chăn (Lào). Nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thì Hội nghị sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Chiều cùng ngày, Hội nghị Ban Thư ký ASSA 38 cũng diễn ra trực tuyến giữa các tổ chức thành viên của Hiệp hội. Tại Hội nghị, các tổ chức thành viên xem xét thông qua Chương trình hoạt động của Ban Thư ký ASSA 38; xác nhận những vấn đề phát sinh từ Biên bản Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 37; Chương trình Hội nghị Ban Chấp hành ASSA 39...
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...