Cách tính lương hưu năm 2020

05/04/2020 09:00 AM


 

Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội 13 ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã chính thức đặt dấu mốc thay đổi về cách tính lương hưu của người lao động khác so với Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Theo đó, Cùng một quá trình tham gia như nhau với mức bình quân tiền lương giống nhau, nhưng mức lương hưu của người hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/01/2020 thấp hơn so với năm 2019 và các năm trước. Do vậy đã có nhiều băn khoăn của người lao động về vấn đề này.

Ảnh minh họa

Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Đối với lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% khác so với trước đây nữ mỗi năm tiếp theo được tính thêm 3%. Theo đó, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam. Chính vì vậy, ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ cho nhóm lao động này bằng cách điều chỉnh lương hưu. Mức điều chỉnh nhưu sau:

Mức lương hưu thực nhận

=

Mức lương hưu tính theo quy định của

Luật BHXH năm 2014

+

Mức điều chỉnh

 

Trong đó: Mức điều chỉnh = Mức lương hưu tính theo quy định của Luật BHXH năm 2014 nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể tỷ lệ điều chỉnh như sau:

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu:

 

Năm 2018

 

Năm 2018

 

20 năm

7,27%

5,45%

3,64%

1,82%

20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng

7,86%

5,89%

3,93%

1,96%

20 năm 07 tháng - 21 năm

8,42%

6,32%

4,21%

2,11%

21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng

8,97%

6,72%

4,48%

2,24%

21 năm 07 tháng - 22 năm

9,49%

7,12%

4,75%

2,37%

22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng

10,00%

7,50%

5,00%

2,50%

22 năm 7 tháng - 23 năm

10,49%

7,87%

5,25%

2,62%

23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng

10,97%

8,23%

5,48%

2,74%

23 năm 07 tháng - 24 năm

11,43%

8,57%

5,71%

2,86%

24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng

11,88%

8,91%

5,94%

2,97%

24 năm 07 tháng - 25 năm

12,31%

9,23%

6,15%

3,08%

25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng

10,91%

8,18%

5,45%

2,73%

25 năm 07 tháng - 26 năm

9,55%

7,16%

4,78%

2,39%

26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng

8,24%

6,18%

4,12%

2,06%

26 năm 07 tháng - 27 năm

6,96%

5,22%

3,48%

1,74%

27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng

5,71%

4,29%

2,86%

1,43%

27 năm 07 tháng - 28 năm

4,51%

3,38%

2,25%

1,13%

28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng

3,33%

2,50%

1,67%

0,83%

28 năm 07 tháng - 29 năm

2,19%

1,64%

1,10%

0,55%

29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng

1,08%

0,81%

0,54%

0,27%

Như vậy theo lộ trình và cách tính trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2020 đóng BHXH 18 năm tính bằng 45%; lao động động nữ 15 năm tính bằng 45% và sau đó mỗi năm đóng tiếp theo được thêm 2% tối đa 75%. Riêng lao động nữ nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng được điều chỉnh mức lương hưu theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 153/NĐ-CP nói trên. Đơn cử:

Lao động nam 60 tuổi, điều kiện lao động bình thường, thời gian đóng BHXH 32 năm, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6.000.000 đồng.

  • Nghỉ hưu năm 2019, Mức hưởng = [6.000.000 x ((32 – 17) x 2 + 45)%]

                                              =  6.000.000 x 75% = 4.500.000

  • Nghỉ hưu năm 2020, mức hưởng = [6.000.000 x (32 – 18) x 2 +45)%]

                                              =  6.000.000 x 73% = 4.380.000

 Lao động nữ 55 tuổi, điều kiện lao động bình thường, thời gian đóng BHXH 29 năm, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 5.000.000 đồng.

  • Nghỉ hưu năm 2019,

Mức hưởng tính theo quy định của luật BHXH

 

=

[5.000.000 x ((29 – 15) x 2 + 45%)]

= 3.650.000

Mức điều chỉnh theo NĐ 153

=

3.650.000x 1.64%

= 59.860

Mức lương hưu thực nhận

=

3.650.000 + 59.860

= 3.709.860

  • Nghỉ hưu năm 2020:

Mức hưởng tính theo quy định của luật BHXH

 

=

[5.000.000 x ((29 – 15) x 2 + 45%)]

= 3.650.000

Mức điều chỉnh theo NĐ 153

=

3.650.000x 1.1%

= 40.150

Mức lương hưu thực nhận

=

3.650.000 + 40.150

= 3.690.150

 

Việc thay đổi cách tính lương hưu như hiện nay đang khẳng định Việt Nam đang tiến gần đến xu hướng chung về nền tảng an sinh của khu vực và thế giới trong bối cảnh  hội nhập và phát triển. Nó tác động rất lớn đến hàng chục triệu người lao động. Do đó  cần thiết phải có sự vào cuộc và đồng hành của Nhà nước và người lao động vì mục tiêu đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài chính sách an sinh xã hội./.      

 

 

Ngô Hưng