Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030
16/01/2024 01:42 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030 (Chiến lược). Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhằm thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Từ đó, từng bước mở rộng bền vững diện bao phủ BHXH, BHYT, hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân.
Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHTN, BHYT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Quyết định số 38/QĐ-TTg nêu rõ, BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.
Cùng với đó, phát triển ngành BHXH Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; hướng tới bao phủ BHYT toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội; kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng-hưởng; công bằng, công khai, minh bạch; chia sẻ và bền vững. Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHTN, BHYT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH
Chiến lược đề cấp mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BH thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; trên 97% dân số tham gia BHYT.
Mức độ hài lòng của người dân, DN về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 95%. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90%. Phấn đấu số người nhận các chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt 75%. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển hệ thống CNTT của ngành BHXH Việt Nam để đạt các yêu cầu trong tình hình mới, tích hợp, liên thông, liên kết, xử lý tập trung.
Hoàn thành xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm; kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL quốc gia và chuyên ngành khác để triển khai dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, đơn vị SDLĐ và triển khai kiểm tra, kiểm soát dựa trên dữ liệu lớn; 100% hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, tổ chức, DN được tái cấu trúc và ứng dụng công nghệ hiện đại, đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; 100% hồ sơ công việc của ngành BHXH Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Nhiệm vụ, giải pháp
Để triển khai thành công, Chiến lược đề ra các nhiệm vụ giải pháp như: Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển số người tham gia và quản lý quỹ BHXH, BHTN; nâng cao chất lượng công tác dự báo tài chính từng quỹ trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng chiến lược đầu tư trung hạn, dài hạn, kế hoạch đầu tư từng giai đoạn; hoàn thiện quy trình đầu tư và quản lý rủi ro các quỹ BHXH.
Đồng thời, cải cách TTHC; đổi mới việc thực hiện cơ chế "Một cửa", "Một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC; nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân của công chức, viên chức, NLĐ ngành BHXH Việt Nam. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, văn hóa, lối sống, nhu cầu của từng nhóm người tham gia, từng vùng, miền để người dân, NLĐ và DN hiểu rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của chính sách, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, đạt sự đồng thuận cao, góp phần tiến tới BHXH, BHYT toàn dân.
Đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực thực hiện và chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử quốc gia. Tham mưu, tham gia các chương trình đàm phán và ký kết các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT; chủ động, tích cực tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về lĩnh vực an sinh xã hội.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài chính các quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn. Đầu tư các quỹ BHXH thực hiện theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm an toàn, bền vững, hiệu quả…
Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; trên 95% dân số tham gia BHYT.
Mức độ hài lòng của người dân, DN về giải quyết thủ TTHC đạt tối thiểu 90%; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH trên 85%; số người nhận các chế độ BHXH, BHTN qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị trên 68%.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với các chỉ tiêu cụ thể như: 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 95% hồ sơ công việc của ngành BHXH Việt Nam được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% người tham gia BHXH, BHYT có tài khoản giao dịch điện tử, đã cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số, có thể theo dõi quá trình đóng-hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT, tra cứu thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. 100% người dân tham gia BHYT đã được cấp CCCD có thể sử dụng thay thế thẻ BHYT khi đi KCB.
Theo https://baohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...