• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Trí
Email:
triphuyen80@yahoo.com.vn
Ngày gửi:
20/05/2020
Lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính đề nghị BHXH giải đáp về trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo chi thường xuyên, ngân sách nhà nước không cấp kinh phí thường xuyên hằng năm. Hiện nay, có một lao động muốn xin nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, thông tin cụ thể như sau: Giới tính: Nữ , Sinh tháng 4/1970 (tính đến hiện tại đã 50 tuổi, 1 tháng) Công việc hiện tại: Nhân viên tạp vụ Đóng BHXH từ năm 1998: Số năm đóng bảo hiểm hiện tại: 22 năm Hiện nay, sức khỏe yếu, hay bệnh tật, khó đáp ứng yêu cầu công việc, người lao động mong muốn được nghỉ hưu trước tuổi. Để có cơ sở cho nghỉ hưu trước tuổi, đơn vị đã có công văn đề nghị hội đồng giám định y khoa tỉnh giám định sức khỏe. Kết quả bị suy giảm khả năm lao động 61%. Xin hỏi Quý cơ quan nội dung sau: 1. Cách tính mức lương hưu hàng tháng cho lao động nữ như sau đúng hay sai: + Tuổi nghỉ hưu: 50 tuổi,1 tháng, số năm đóng BHXH: 22 năm + 15 năm đầu: 45%, từ năm 16-22 là 7 năm, mỗi năm tăng 3%, tương đương: 21 %. Tổng cộng: 76%. Nghỉ hưu trước 4 năm, 11 tháng: 4 x 2% + 2%= 10% Mức lương hưu trước tuổi là 66% 2. Quy trình, thủ tục thực hiện giải quyết cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năm lao động được thực hiện như thế nào? 3. Trong trường hợp này thì mức trợ cấp cho người lao động là có hay không? Nếu có, thì lấy từ nguồn nào? Mức chi cụ thể là bao nhiêu, theo quy định nào? Nếu đơn vị không có khả năng chi trả với mức theo quy định thì có thể đàm phán với người lao động để giảm xuống được không(vì nguồn thu không có)? Quy trình thực hiện như thế nào để đảm bảo quy định pháp luật và không làm thiệt thòi quyền lợi của người lao động? Trường hợp, không có quy định cụ thể mức trợ cấp cho người lao động thì đơn vị có thể vận dụng theo văn bản nào để xây dựng mức hổ trợ cho người lao động? Rất mong Quy cơ quan giải đáp để đơn vị sớm triển khai thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi người lao động? Trân trọng cảm ơn Quý cơ quan đã hổ trợ./.

Trả lời bởi:
Trương Thị Phượng – Phó Trưởng Phòng Chế độ BHXH
Ngày trả lời:
25/05/2020
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ Điều 55, 56 Luật BHXH số 58/2014/QH13 trường hợp bạn hỏi BHXH tỉnh Phú Yên trả lời như sau:

1. Cách tính mức lương hưu hàng tháng cho lao động nữ thuộc đơn vị như bạn đã nêu trên được tính như sau:

+ Tuổi nghỉ hưu: 50 tuổi,1 tháng, số năm đóng BHXH: 22 năm

+ 15 năm đầu: 45%, từ năm 16-22 là 7 năm, mỗi năm tăng 2%, tương đương: 14 %. Tổng cộng: 59%.

Nghỉ hưu trước 4 năm, 11 tháng: 4 x 2% + 1%= 9% (Xét điều kiện tính hưởng  lương hưu là tại tháng 6/2020)

Mức lương hưu trước tuổi là 59% - 9% = 50%

2. Quy trình, thủ tục thực hiện giải quyết cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năm lao động được thực hiện như sau:

Đơn vị lập và nộp hồ sơ cho người lao động gồm thủ tục sau:

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí của đơn vị

- Sổ BHXH

- Biên bản giám định y khoa khám giám định nghỉ hưu trước tuổi

3. Trong trường hợp này thì mức trợ cấp cho người lao động là có hay không? Nếu có, thì lấy từ nguồn nào? Mức chi cụ thể là bao nhiêu, theo quy định nào? Nếu đơn vị không có khả năng chi trả với mức theo quy định thì có thể đàm phán với người lao động để giảm xuống được không(vì nguồn thu không có)? Quy trình thực hiện như thế nào để đảm bảo quy định pháp luật và không làm thiệt thòi quyền lợi của người lao động? Trường hợp, không có quy định cụ thể mức trợ cấp cho người lao động thì đơn vị có thể vận dụng theo văn bản nào để xây dựng mức hổ trợ cho người lao động?

>  Nội dung bạn hỏi thuộc lĩnh vực pháp luật về lao động và quy chế hoạt động của đơn vị nên  cơ quan BHXH không có cơ sở để trả lời.

Trân trọng!