• HỎI ĐÁP
Người gửi:
không Tên
Email:
Ngày gửi:
18/11/2015
Lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

cho tôi hỏi theo luật BHXH 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 theo điều 54 người lao động trong môi trường độc hại nặng nhọc được hưởng hưu trí khi đủ từ 55-60 tuổi .Nếu mất sưc lao đông từ 61% trở lên từ  năm 2016 phải có tuổi đời là 51 tuổi năm 2017 là 52 tuổi........đến năm 2020 là 55 tuổi Như vậy nếu người lao động trong môi trường nặng nhọc độc hại vào năm 2016 mới có 50 tuổi và mất sức lao động trên 61% thì vẫn không được nghỉ hưu trước tuổi và đến năm 2020 người lao động trong môi trường nặng nhọc độc hại không có chế độ nghỉ hưu trước tuổi vì 55 tuổi là họ đã nghỉ hưu theo chế độ  

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
18/11/2015
File đính kèm:
Câu trả lời:

 Vấn đề bạn hỏi tại điểm a, khoản 1, Điều 55 Luật BHXH số 58/QH 13/2014/ quy định.  Từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 1 tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam 55 tuổi nữ 50 thì mơi đủ điều kiện hưởng lương hưu". Quy định trên nói về điều kiện đi giám định sức khoẻ đối với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường so với tuổi quy định là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Riêng đối với người có 15 năm làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại thì nam 55 tuổi, nữ 50 đủ điều kiện hưởng lương hưu theo điểm b, khoản 1 Điều 54 mà không phải giám định sức khoẻ. Trường hợp có 15 năm làm nghề công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại thì không kể tuổi đời. Như vậy, nếu nam nghỉ trước 55 tuổi, nữ nghỉ trước 50 tuổi thì vẫn theo lộ trình tăng tuổi nói trên.