Ngành BHXH: 10 sự kiện nổi bật năm 2016

26/11/2024 08:50 PM


Luật BHXH (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực; Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020; Hệ thống thông tin giám định BHYT đã được khai trương và đưa vào sử dụng; hoàn thành hệ thống cấp số định danh và quản lý CSDL hộ gia đình tham gia BHYT; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tổng kết, trao giải “Giải báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015-2016”... là những sự kiện nổi bật của Ngành BHXH năm 2016.

1. Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016



Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật BHXH (sửa đổi)

Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Quy định cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thanh tra việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Luật BHXH (sửa đổi) đã khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật BHXH hiện hành cũng như những khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện nhằm mục tiêu thực hiện BHXH cho mọi người lao động.

2. Điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến về giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020

Ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1167/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, đến năm 2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều được giao chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt trên 90%; trong đó, một số địa phương được giao chỉ tiêu đạt gần 100% là: Lào Cai 98,8%, Thái Nguyên và Điện Biên 98,5%, Hà Giang 98,2%.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chỉ tiêu được giao, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua chỉ tiêu thực hiện BHYT toàn dân trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của địa phương và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT tại địa phương.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan có các giải pháp cụ thể để thực hiện được chỉ tiêu đề ra.

3. Tổng kết và trao giải “Giải báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015-2016”



Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương trao giải A cho các tác giả/nhóm tác giả

Chiều ngày 19/12, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết - trao giải “Giải Báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015- 2016”.

Đây là lần đầu tiên “Giải Báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015- 2016” được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; đồng thời tiếp tục quảng bá, giới thiệu hình ảnh hoạt động của BHXH Việt Nam. Giải Báo chí nhằm tôn vinh các tác phẩm báo chí tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp góp phần thiết thực cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp hướng tới xây dựng an sinh xã hội vững mạnh.

Kể từ ngày phát động Giải báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT 2015- 2016 (09/12/2015) đến hết ngày 31/10/2016, Ban Tổ chức (BTC) đã nhận được 1.215 tác phẩm dự thi từ 131 đơn vị, cơ quan báo chí (52 đơn vị trực thuộc TƯ và 79 đơn vị địa phương). Trong đó 914/1.215 tác phẩm hợp lệ (573 tác phẩm báo in, 178 tác phẩm báo điện tử, 39 tác phẩm báo phát thanh và 124 tác phẩm truyền hình). Sau vòng chấm sơ khảo, BTC đã thống nhất lựa chọn 37 tác phẩm báo in vào vòng chung khảo, 15 tác phẩm báo điện tử, 14 tác phẩm báo phát thanh và 20 tác phẩm báo truyền hình. Qua vòng sơ khảo và chung khảo, BTC đã lựa chọn được 04 giải A, 08 giải B, 12 giải C, 20 giải Khuyến khích và 04 giải tập thể.

4. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH



Ảnh minh họa

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, nhóm giải pháp tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW; nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN vào năm 2020 theo yêu cầu Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chấn chỉnh công tác khai trình lao động của các doanh nghiệp; yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện khai trình việc sử dụng lao động theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, xây dựng phần mềm quản lý lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc khai trình, cập nhật tình hình biến động lao động trong doanh nghiệp và kết nối với cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BH thất nghiệp.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHXH, trong đó có cơ chế, chính sách khuyến khích NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHXH, hạn chế nhận BHXH một lần; tạo điều kiện cho NLĐtham gia BHXH tự nguyện.

Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện chi sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết với cơ quan BHXH để quản lý lao động, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

5. Khai trương Hệ thống thông tin giám định BHYT



Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bấm nút khai trương Cổng Dữ liệu y tế và Hệ thống Thông tin giám định BHYT


Sáng ngày 29/6/2016, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác phát triển BHYT giai đoạn 2016 - 2020 và Khai trương Cổng dữ liệu y tế và Hệ thống thông tin Giám định BHYT. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và bấm nút khai trương.

Để đảm bảo tốt quyền lợi cho gần 150 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT hàng năm, đồng thời nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả quỹ BHYT theo đúng quy định của pháp luật, vấn đề đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính mà trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện công tác giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT luôn được BHXH Việt Nam quan tâm chú trọng. Đến tháng 6/2016, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh BHYT tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thử nghiệm kết nối vào hệ thống thông tin giám định BHYT, từ ngày 25/6/2016, Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán BHYT từ các cơ sở KCB BHYT trên phạm vi toàn quốc.

6. BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký quy chế phối hợp về trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp


Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường ký quy chế phối hợp

Chiều 19/9/2016, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao đông Việt Nam đã ký quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Theo nội dung của quy chế, hai bên sẽ cung cấp cho nhau các thông tin chuẩn bị cho việc khởi kiện và thông tin bổ sung trong quá trình khởi kiện. Cụ thể, BHXH VN sẽ cung cấp: Danh sách của các đơn vị nợ tiền BHXH cần phải khởi kiện (bao gồm: Số tiền phải đóng, số tiền nợ, thời gian nợ, tiền lãi chậm đóng BHXH); hồ sơ xác định nợ theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9.9.2015 của BHXH VN ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; bản cập nhật đến tháng trước thời điểm nộp đơn khởi kiện ra tòa án về tình hình nợ và tình trạng áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với các đơn vị sử dụng LĐ mà tổ chức CĐ đã gửi danh sách thông báo cho cơ quan BHXH trước khi khởi kiện; danh sách của đơn vị sử dụng LĐ mà cơ quan BHXH đã áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); thông tin khác của đơn vị sử dụng LĐ và NLĐ do cơ quan BHXH quản lý để phục vụ việc khởi kiện hoặc theo yêu cầu của tòa án (nếu có).

Về phía tổ chức CĐ, sẽ cung cấp cho BHXH danh sách đơn vị sử dụng LĐ chuẩn bị bị khởi kiện để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, cập nhật tình hình nợ và việc áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với đơn vị sử dụng LĐ; các thông tin về kết quả khởi kiện. CĐ các cấp thông báo về tình hình và kết quả khởi kiện các đơn vị nợ BHXH tại địa phương cho cơ quan BHXH cùng cấp...

7. BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam: Ký Hợp đồng nguyên tắc về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích



Lãnh đạo BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết hợp đồng nguyên tắc

Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích, chiều 20/12/2016, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC.

Hợp đồng giữa BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là hợp đồng nguyên tắc, thể hiện thỏa thuận chung giữa hai bên, làm cơ sở để BHXH các tỉnh, thành phố và Bưu điện cùng cấp ký kết Hợp đồng về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức qua dịch vụ bưu chính công ích tại địa phương.

Theo đó, các dịch vụ được cung ứng gồm: Nhận hồ sơ giải quyết TTHC từ tổ chức và chuyển cho cơ quan BHXH; nhận hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC từ cơ quan BHXH và chuyển cho tổ chức; cung cấp, duy trì thường xuyên phần mềm liên thông dữ liệu với cơ quan BHXH và tổ chức để các bên liên quan có thể thực hiện việc yêu cầu sử dụng dịch vụ, kiểm tra, theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ, kết quả theo hình thức trực tuyến từ thời điểm tổ chức hoặc cơ quan BHXH bắt đầu gửi yêu cầu nhận hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tới cơ quan Bưu điện và kết thúc khi hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã được chuyển đến người nhận theo yêu cầu.

Việc nhận, trả hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC được thực hiện tại trụ sở tổ chức và trụ sở cơ quan BHXH. Việc chuyển phát hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC phải đảm bảo an toàn, bí mật, chính xác, nguyên vẹn hồ sơ, đúng thời gian quy định; đảm bảo yêu cầu tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho tổ chức trong việc thực hiện TTHC.

8. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ 01/6/2016



Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương phát biểu tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành

Ngày 31/3/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của cơ quan BHXH. Theo đó, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2016, trong đó giao thẩm quyền cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố xử phạt vi phạm hành chính, đây là một biện pháp mạnh giúp cho cơ quan BHXH thực hiện công tác thu và hạn chế tối đa việc nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Hiện nay, toàn ngành BHXH có khoảng 5.500 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra và công tác thu. Trong đó, có 1.300 người đã được đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành (BHXH Việt Nam 60 người, BHXH các tỉnh, thành phố là 1.240 người) đủ điều kiện để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN.

9. Trao giải Cuộc thi “Sáng kiến cải cách TTHC và GDĐT trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp”



Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao giải Nhất tập thể cho Tổng Công ty Viễn thông Viettel

Sáng 29/9/2016, BHXH Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và Giao dịch điện tử (GDĐT) trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp”. Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức tại BHXH Việt Nam và các điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tính đến 31/10/2015, hạn cuối nhận bài dự thi, Ban Tổ chức đã nhận được gần 60 nghìn bài dự thi. Nhìn chung, các bài dự thi có chất lượng tốt, đầu tư nghiên cứu công phu, tâm huyết, quan tâm đến đầy đủ các lĩnh vực như: Thu, Chi, Sổ - Thẻ, Chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, Ứng dụng CNTT, Liên thông các thủ tục...  có khả năng ứng dụng thiết thực vào công tác cải cách TTHC của Ngành BHXH. Số lượng bài dự thi của các cá nhân, tổ chức ngoài ngành đạt tỷ lệ rất cao (với hơn 52 nghìn bài, chiếm 90% tổng số bài dự thi). Điều này thể hiện sự quan tâm của cộng đồng xã hội đến chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

Căn cứ kết quả chấm thi, Ban Tổ chức quyết định trao 60 giải cho các các nhân và tập thể. Trong đó: Giải tập thể gồm: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 04 giải Khuyến khích. Giải cá nhân