Mức xử phạt đối với các hành vi nợ đọng, trốn đóng, chiếm dụng tiền tham gia BHXH
05/10/2016 09:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
1. Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Quyết định số 959/QĐ-BHXH quy định:
- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động (NLĐ) tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Người sử dụng lao động (SDLĐ) chậm đóng từ 30 ngày trở lên, trốn đóng hay chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN sử dụng vào mục đích khác ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi gấp hai lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH của năm trước liền kề, hiện nay là 1,065%/tháng (đối với chậm đóng BHXH, BHTN) và gấp hai lần mức lãi suất liên ngân hàng, hiện nay là 1,083%/tháng trên số tiền, thời gian chậm đóng (đối với chậm đóng BHYT).
Nếu đơn vị SDLĐ không thực hiện theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cơ quan BHXH có quyền yêu cầu Kho bạc, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trích từ tài khoản tiền gửi của người SDLĐ để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng, và lãi phát sinh của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH; Ngoài ra đơn vị SDLĐ phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến chế độ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động khi không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định.
2. Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định cụ thể các mức phạt tù đối với các hành vi trốn đóng, chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thay vì các biện pháp xử lý hành chính như trước đây:
Điều 214, Điều 2015 xử phạt đối với tội gian lận BHXH, BHYT, BHTN
- Người nào thực hiện các hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BHTN bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm (cụ thể từng trường hợp quy định tại Điều 214, 215)
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 216 quy định xử phạt đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN
- Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm(cụ thể từng trường hợp quy định tại điều 216).
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội (cụ thể từng trường hợp quy định tại điều 216) bị phạt tiền mức thấp nhất là 200.000.000 đồng và mức cao nhất là 3.000.000.000 đồng.
3. Nghị định 95/NĐ-CP, Nghị định 88/NĐ-CP, Nghị định 176/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp:
- Vi phạm về đóng BHXH, BH thất nghiệp (Điều 26 Nghị định 95/NĐ-CP và Nghị định 88/NĐ-CP):
+ Người lao động có hành vi thỏa thuận với người SDLĐ không tham gia BHXH, BHTN bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Chủ SDLĐ trốn đóng, đóng BHXH không đúng, không đủ đối với lao động thực tế trong đơn vị bị xử phạt hành chính từ cảnh cáo đến 75.000.000 đồng đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Chủ SDLĐ không giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng văn bản hoặc giao kết HĐLĐ không đúng loại, không đầy đủ nội dung trong HĐLĐ ... xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Chủ SDLĐ vi phạm quy định về xây dựng thang bảng lương, trả lương và phụ cấp lương không đủ, không đúng quy định Luật lao động bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 75.000.000 đồng và có thể đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Vi phạm về đóng BHYT (Điều 57 Nghị định 176/NĐ-CP):
Đối tượng có trách nhiệm tham gia có hành vi không đóng BHYT bị phạt mức thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là phạt tiền 100.000 đồng; Người SDLĐ không đóng, đóng không đầy đủ số người thuộc trách nhiệm tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng BHYT bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 35.000.000 đồng đồng thời phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trần Nguyên Trung
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...