Đi làm sớm trước khi hết thời gian thai sản có bị thu hồi trợ cấp?
16/08/2024 08:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo quy định, lao động nữ sinh con được nghỉ thai sản 6 tháng hưởng nguyên lương. Nhiều người chưa hết thời gian nghỉ thai sản đã đi làm trở lại.
Được đi làm sớm 2 tháng
Chị Mai chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhưng muốn đi làm sớm để kiếm thêm thu nhập nhưng chị lo lắng sẽ phải trả lại tiền trợ cấp thai sản đã nhận.
Chị thắc mắc: "Đi làm sớm trước 1 tháng thì có phải hoàn lại tiền hưởng bảo hiểm thai sản không? Có cần ký giấy thỏa thuận hay thủ tục gì không?".
Một cán bộ công đoàn cho biết, nhiều công nhân các ngành may mặc, giầy da có nhu cầu đi làm sớm sau khi sinh con dù quy định cho phép họ được nghỉ thai sản đến 6 tháng. Nguyên nhân là thu nhập của công nhân các ngành này đến từ lương sản phẩm, tăng ca… Dù trợ cấp thai sản được tính bằng 100% lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng đó chỉ là mức lương cơ bản.
Sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 4 tháng, lao động nữ có thể đi làm lại (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).
Theo BHXH Việt Nam, Điều 40 Luật BHXH năm 2014 quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 4 tháng nhưng phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định (6 tháng).
BHXH Việt Nam cho biết: "Pháp luật về BHXH hiện hành không quy định về thủ tục hồ sơ đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Việc thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động không thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH".
Sinh con thứ hai vẫn được nhận thai sản của con đầu
Trường hợp của chị Như đã đóng BHXH được 7 tháng thì nghỉ việc sinh con. Chưa kịp đi làm lại thì chị mang thai đứa thứ hai. Đến nay, sau khi nghỉ việc được 15 tháng thì chị sinh con thứ hai.
Chị Như thắc mắc: "Lúc sinh bé đầu, tôi không nhận được tiền thai sản. Từ khi nghỉ việc, tôi không tiếp tục đóng BHXH nữa. Vậy giờ tôi có được hưởng tiền thai sản không?.
Theo BHXH Việt Nam, trường hợp con thứ hai thì chị Như không được thanh toán chế độ thai sản do chị đã nghỉ việc tại công ty và không tiếp tục đóng BHXH sau 15 tháng.
Còn trường hợp con đầu, chị Như có thể căn cứ vào thời điểm nghỉ việc, thời gian tham gia đóng BHXH được chốt trên sổ BHXH và thời điểm sinh con thứ nhất để xem mình có đủ điều kiện hưởng thai sản hay không.
Nếu đủ điều kiện quy định, chị Như có thể liên hệ với cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú để được xem xét hướng dẫn làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản cho con đầu.
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, BHXH Việt Nam cho biết được quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lao động nữ trong 2 trường hợp trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Theo https://dantri.com.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Hướng dẫn tra cứu thông tin bảo hiểm y tế
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
BHXH tỉnh: Phát động phong trào thi đua toàn hệ thống năm ...
Thư mời Ký hợp đồng ủy quyền thu, phát triển người tham gia ...
BHXH tỉnh Phú Yên đứng đầu vị trí xếp loại chất lượng hoạt ...
NĂM 2024: NGÀNH BHXH TỈNH NỖ LỰC ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO ...