TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ, PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ NĂM 2022
17/08/2022 01:37 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 17/8, tại Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế, PhóTổng Giám đốc Đào Việt Ánh chủ trì Hội nghị đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác KCB BHYT. Tham dự Hội nghị có đại diện một số đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và Lãnh đạo, đại diện các phòng nghiệp vụ liên qua BHXH 9 địa phương là Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đ/c Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, trong 7 tháng qua của năm 2022, toàn ngành BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đến thời điểm này một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao, nhất là công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác KCB BHYT. Do đó, tại Hội nghị chuyên đề lần này với Đoàn công tác, BHXH các địa phương cần bàn bạc, tìm ra giải pháp để cùng trao đổi, thảo luận chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong 7 tháng qua; nhận định khách quan, toàn diện về các kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có biện pháp tháo gỡ, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ năm 2022.
Trong 7 tháng qua, trong điều kiện kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng BHXH các tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, hầu hết các chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHYT của các tỉnh cơ bản đảm bảo đạt lộ trình đề ra. Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CCVC, người lao động.
Trong thời gian còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội dự báo còn nhiều khó khăn do nguy cơ ảnh hưởng của dịch COVD-19 trở lại, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, doanh nghiệp mới phục hồi bước đầu chưa ổn định…Vì vậy, BHXH các tỉnh cần tiếp tục cố gắng, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao; trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
Công tác thu, phát triển người tham gia tập trung rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo và tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND có chỉ đạo kịp thời; đồng thời đề xuất HĐND ban hành các chính sách hỗ trợ BHYT cho số nhóm đối tượng khó khăn, đồng bào dân tộc, người cao tuổi (hiện nay toàn quốc có 52/63 tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo, 23/63 hỗ trợ BHYT cho người nông, lâm, ngư, diêm có mức sống trung bình; 21/63 hỗ trợ BHYT học sinh, sinh viên, 9/63 tỉnh hỗ trợ BHXH tự nguyện theo nhiều mức khác nhau)… Tăng cường phối hợp với UBND xã trong phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, xác định đối tượng cụ thể đến từng thôn, khu phố. Phân tích, đánh giá việc tổ chức các điểm thu tại xã; thường xuyên kiểm tra việc hoạt động của các điểm thu, đảm bảo 100% cấp xã có điểm thu và các điểm thu đều có nhân viên thường trực. Tăng cường rà soát, kiểm tra dữ liệu từ cơ quan Thuế, Sở KH-ĐT chuyển sang để phát triện đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Công tác giám định, quản lý dự toán chi KCB BHYT cần tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động KCB BHYT trên địa bàn, kịp thời phát hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ; tiếp tục phối hợp ngành y tế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thiếu thuốc, vật tư y tế, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT; phối hợp kiểm tra, rà soát để chuẩn hóa và cập nhật đầy đủ, chính xác lên Hệ thống thông tin giám định BHYT các danh mục dùng chung, các thông tin của cơ sở KCB, đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giảm nợ đọng cần linh hoạt thực hiện các phương thức thu nợ; phối hợp với cơ quan công an ngay từ sớm khi có dấu hiệu trục lợi, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nợ, hạn chế tối đa phát sinh nợ kéo dài; đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện các giải pháp cưỡng chế, thu hồi nợ kéo dài. Điều chỉnh, lựa chọn hình thức thanh tra kiểm tra phù hợp với từng đơn vị; linh hoạt các phương pháp triển khai, đảm bảo thu hồi được tối đa các khoản nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Đ/c Trần Văn Toán, Giám đốc BHXH tỉnh Phú Yên phát biểu tại Hội nghị
Tham dự Hội nghị, đồng chí Trần Văn Toán, Giám đốc BHXH tỉnh Phú Yên cho biết, tính đến hết tháng 7/2020, số người tham gia BHXH là 72.862 người (BHXH bắt buộc là 58.744 người, BHXH tự nguyện là 14.118 người) đạt 81,4% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Số người tham gia BHYT là 792.573 người, đạt 96,7% so với số BHXH Việt Nam giao, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90,4% dân số toàn tỉnh. Giải pháp trong thời gian tới, BHXH tỉnh Phú Yên cho biết, tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, UBND các huyện đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp, chỉ đạo, triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giao chỉ tiêu vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng tổ chức, cá nhân từ xã, phường, thị trấn đến thôn, khu phố thực hiện; tăng cường quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về lao động, BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể trên địa bàn, yêu cầu chủ sử dụng lao động tham gia đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động. Tăng cường kiểm soát chi phí KCB, bảo đảm an toàn quỹ và quyền lợi của người tham gia BHYT.
Đôn đốc nhiệm vụ công tác của BHXH tỉnh Phú Yên, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh yêu cầu BHXH tỉnh Phú Yên cần quan tâm đề xuất UBND tỉnh quan tâm, trình HĐND tỉnh xây dựng lộ trình, phương án hỗ trợ kinh phí BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân có hoàn cảnh khó khăn, người thuộc hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình và một số đối tượng yếu thế xã hội không được ngân sách cấp BHYT.
Quang Phương
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...