1/4 thế kỷ vững vàng trụ cột an sinh: Kỳ 1. Khẳng định vị thế trụ cột An sinh xã hội
14/02/2020 04:19 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người nâng cao, vấn đề An sinh xã hội cũng ngày càng được quan tâm hơn. 25 năm qua, Ngành BHXH vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện, đưa chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đi vào cuộc sống, góp phần dệt nên “lưới An sinh xã hội” bao phủ, bảo đảm cuộc sống cho người lao động và Nhân dân...
BHXH, BHYT – hai trụ cột chính của hệ thống An sinh xã hội - là những chính sách xã hội thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, nhằm mục tiêu hướng tới bảo đảm chất lượng đời sống cho Nhân dân, người lao động; góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, nếu không có BHXH, BHYT thì không thể có một nền An sinh xã hội vững mạnh, bởi BHXH, BHYT “đồng hành” suốt cuộc đời của một con người. Từ năm 1945 đến nay, chế độ, chính sách BHXH, BHYT nói riêng và An sinh xã hội nói chung, không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân, người lao động. Cùng với việc đổi mới chế độ, chính sách, ngày 16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP thành lập hệ thống BHXH Việt Nam “trên cơ sở sự thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH theo pháp luật của Nhà nước”. Hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức thành theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, ở Trung ương là BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính phủ, từ năm 2003, hệ thống BHYT Việt Nam (trực thuộc Bộ Y tế) được chuyển giao vào BHXH Việt Nam. Từ đó đến nay, 04 lần Chính phủ ban hành Nghị định Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Từ năm 1997 đến cuối năm 2012, Trung ương Đảng ban hành 03 văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT. Đồng thời, Quốc hội thông qua Luật BHXH; Luật BHYT; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Luật BHXH sửa đổi. Cùng với những định hướng lớn trong Văn kiện 06 kỳ Đại hội Đảng toàn Quốc từ những năm đổi mới đến nay, có thể nói, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT ở nước ta đã khá hoàn chỉnh và đồng bộ.
Trải qua 25 năm nỗ lực, phấn đấu - với những thành tựu đạt được, ghi dấu bằng Huân chương Độc lập hạng Nhì do Nhà nước trao tặng - Ngành BHXH đã khẳng định việc thành lập BHXH Việt Nam và việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam để trở thành một hệ thống thống nhất quản lý về BHXH, BHYT là rất đúng đắn, phù hợp. Thực tiễn cho thấy, việc hình thành hệ thống BHXH thống nhất đã giải quyết những vướng mắc giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sự nghiệp; tránh được việc chồng chéo trông khâu tổ chức thực hiện; giảm bớt chi phí quản lý và tạo điều kiện cho các hoạt động của BHXH, BHYT ngày càng hiệu quả, phát triển, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù khối lượng công việc (tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý, sử dụng các quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN và BHYT theo quy định của pháp luật) rất lớn - hiện với 63 triệu người tham gia BHXH, BHYT, mỗi cán bộ, công chức, viên chức Ngành BHXH phải phục vụ 3.380 người và đảm bảo doanh số mỗi năm thu - chi là 20,551 tỷ đồng - BHXH Việt Nam đã luôn tìm tòi, sáng tạo, áp dụng nhiều phương thức để tăng năng suất lao động, cũng như hiệu quả trong công việc. Không chỉ góp phần tạo ra một “lưới An sinh xã hội” cơ bản bảo đảm, bao phủ mọi tầng lớp trong xã hội, BHXH Việt Nam còn tích cực làm thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động, người lao động trong thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ BHXH, BHYT, BHTN; trợ giúp những đối tượng không may gặp phải rủi ro xã hội, làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, hướng tới sự công bằng xã hội./.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình