Có thể nhiễm chủng Omicron qua thức ăn
28/01/2022 08:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
88.816 là số người bị nhiễm Covid-19 chỉ trong vòng 24 giờ qua tại Nga, tính đến trưa ngày 27/1, trong đó tại Moscow là 26.586 ca. Đây cũng là con số mắc mới mỗi ngày cao nhất tại Nga trong gần 2 năm qua, kể từ đầu mùa dịch.
Dao dĩa và đồ ăn nguội cũng có thể lây truyền chủng Omicron. (Ảnh: Quế Anh)
Điều đáng nói, số ca nhiễm mới mỗi ngày cũng tăng rất nhanh, khi ngày 26/1 ghi nhận 74.692 ca mắc mới trên toàn Liên bang Nga và tại Moscow là 19.856 ca. Tình trạng dịch bệnh phức tạp tại Nga hiện nay trước hết liên quan biến chủng Omicron.
Chuyên gia về dị ứng và miễn dịch học, ông Vladimir Bolibok ngày 27/1 cho rằng thậm chí có thể bị nhiễm Omicron ngay trong bữa ăn. Theo chuyên gia này, virus SARS-CoV-2 có thể bám trên bề mặt thức ăn và tồn tại ở đó khá lâu. Điều này đã được khoa học chứng minh và nó đặc biệt đúng đối với các sản phẩm lạnh và đông lạnh.
Chuyên gia này nhấn mạnh: “Đã có những trường hợp lây nhiễm qua những dạng tiếp xúc như vậy, ở sóng dịch đầu tiên, khi xuất hiện chủng virus tại Vũ Hán. Hiện giới khoa học đã không còn quan tâm đến điều này, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục báo cáo về các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm khuẩn”. Bởi vậy, “Trung Quốc đặt vấn đề là tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải qua khử trùng”, ông Bolibok cho biết thêm.
Ông cho rằng virus SARS-CoV-2, bao gồm cả chủng Omicron, đều có khả năng xâm nhập và tồn tại trên bề mặt thức ăn, đồ uống. Nếu ai đó hắt hơi, ho bên cạnh món ăn và virus có thể xâm nhập cơ thể nếu ta ăn phải những đồ ăn, thức uống đó. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý rằng các món ăn nóng ít có khả năng truyền bệnh, bởi virus sẽ giảm đáng kể hoặc chết khi bị đun nóng. Ngoài ra, không hẳn người nào ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn cũng đều bị bệnh bởi nếu virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào dạ dày, trải qua quá trình tiêu hoá, virus có thể bị tiêu diệt tại đó và nó không khiến cho “khổ chủ” bị nhiễm chủng Omicron, hay các chủng virus khác.
Ông Bolibok cho rằng axit clohydric trong dạ dày phần nào sẽ giúp bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, ông cho rằng: “Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu virus SARS-CoV-2 bám trên thìa dĩa và bị bám vào niêm mạc miệng của người dùng”. Tuy nhiên, đối với trẻ em, số ca nhiễm Covid-19 có thể tăng lên, bao gồm cả do ăn phải thức ăn nhiễm chủng Omicron, một phần bởi khả năng trẻ nhỏ tạo ra axit clohydric yếu hơn.
Trước đó, bác sĩ nội khoa Yaroslav Ashikhmin cũng cảnh báo rằng bất kỳ cơn cảm lạnh nào cũng có thể được coi là dấu hiệu của Omicron. Tuy nhiên, vị bác sĩ này cho rằng việc xét nghiệm không phải bao giờ cũng giúp phát hiện chính xác chủng mới Omicron.
Theo https://nhandan.vn/
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...
Truyền thông Luật BHXH số 41/2024/QH15 cho đội ngũ báo cáo ...
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông và chăm ...