Chính phủ cho ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật BHYT (sửa đổi) và Luật BHXH (sửa đổi)
18/11/2021 03:06 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11/2021, thảo luận về 6 đề nghị xây dựng các dự án luật, trong đó có dự án Luật BHYT (sửa đổi) và dự án Luật BHXH (sửa đổi). Tham dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, triển khai 3 khâu đột phá chiến lược được xác định tại Đại hội XIII của Đảng, trong đó có khâu đột phá về thể chế, căn cứ tình hình thực tiễn từ đầu nhiệm kỳ tới nay và chương trình xây dựng pháp luật theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ tổ chức họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2021.
Cũng theo Thủ tướng, trong nhiều tháng qua, Chính phủ đều có các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Các cơ quan đã căn cứ chương trình làm việc, tích cực chuẩn bị các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình các cấp có thẩm quyền.
Tại Phiên họp lần này, Chính phủ sẽ thảo luận về 6 đề nghị xây dựng dự án luật, gồm: Luật Giá (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi), Luật BHXH (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi).
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tâm huyết, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, đóng góp các ý kiến xác đáng, sát tình hình để xây dựng các luật, đáp ứng các yêu cầu rất phong phú mà thực tiễn đặt ra, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Trước đó, Hội nghị Trung ương 4 đã nhấn mạnh cần ưu tiên cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác này, phối hợp chặt chẽ với các Bộ trưởng khác để bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót giữa các luật.
Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, Quốc hội cũng đã nghe và thảo luận Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020; cũng như các Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
Đáng chú ý, tại các phiên thảo luận, bên cạnh đánh giá rất cao kết quả đạt được và những nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam, nhiều đại biểu Quốc hội cũng chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT như: Tình trạng nhận BHXH một lần gia tăng; tình trạng trốn đóng, nợ đọng, lạm dụng, trục lợi BHXH, BHYT vẫn còn diễn ra; ngành BHXH Việt Nam không có chức năng thanh tra chuyên ngành chi BHXH, BHYT... Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và Luật BHYT (sửa đổi) để sớm trình Quốc hội xem xét.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...
Truyền thông Luật BHXH số 41/2024/QH15 cho đội ngũ báo cáo ...
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông và chăm ...