Tiết kiệm quỹ BHYT không phải là cắt giảm quyền lợi
18/10/2021 10:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tiết kiệm trong KCB BHYT không phải cắt giảm quyền lợi mà là sử dụng đúng, đủ, hiệu quả cho những bệnh nhân thực sự cần sử dụng các dịch vụ y tế. Đây là điểm nhân văn của chính sách BHYT mà nhiều người chưa hiểu rõ hoặc cố tình hiểu sai, xuyên tạc về ý nghĩa của chính sách.
Nghị quyết số 68/2013/QH13 được ban hành với sự vào cuộc, hỗ trợ của các địa phương, nên tỷ lệ bao phủ BHYT tăng nhanh. Đồng thời, số chi từ quỹ BHYT cho người có thẻ đi KCB cũng tăng nhanh, đã thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của người dân đến chính sách này. Cùng với đó, tỷ lệ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thể hiện tính ưu việt của chính sách, song để đạt mục tiêu BHYT toàn dân, bên cạnh phát triển BHYT bền vững cũng phải đảm bảo bền vững về tài chính- đây là vấn đề quan trọng khi tình trạng bội chi quỹ KCB BHYT vẫn đang tiếp diễn.
Tại buổi tọa đàm chuyên gia về thực trạng quản lý quỹ BHYT do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, một số đại biểu cho rằng, sự gia tăng chi phí KCB BHYT do thay đổi giá dịch vụ, áp dụng kỹ thuật mới, dịch bệnh bùng phát, tăng tần suất KCB… trong khi mức đóng BHYT còn thấp tất yếu dẫn đến tình trạng vượt trần, vượt quỹ.
Theo BHXH Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, mức chi quỹ BHYT hằng năm tăng nhanh. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, quỹ BHYT luôn có số chi cao hơn số thu (năm 2017, số thu là 71.301 tỷ đồng thì chi KCB là 88.660 tỷ đồng; năm 2018, số thu là 83.335 tỷ đồng, số chi lên tới 91.405 tỷ đồng; năm 2019 số thu là 90.839 tỷ đồng, số chi là 108.060 tỷ đồng; năm 2020, số chi 102.698 tỷ đồng). Tỷ lệ đi KCB không đúng tuyến, điều trị nội trú đều có xu hướng tăng cao; dù không có nguồn quỹ BHYT dồi dào nhưng người dân vẫn được hưởng nhiều dịch vụ kĩ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và mức đóng BHYT khi mở rộng phạm vi bao phủ và quyền lợi được hưởng, ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ. Việc quy định người bệnh được hưởng quyền lợi không cùng chi trả chi phí KCB BHYT khi tham gia 5 năm liên tục và có chi phí cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở cũng làm mất cơ chế cùng kiểm soát chi phí KCB BHYT. Quy định về thông tuyến cũng dẫn đến tình trạng một số cơ sở KCB có cơ chế thu hút người bệnh, có thể dẫn đến việc tăng số lượng KCB so với nhu cầu thực tế hoặc người có thẻ BHYT đi khám nhiều lần trong ngày, trong tuần, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế. Văn bản pháp luật BHYT cũng thiếu cơ chế xử lý đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng KCB BHYT, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh, có thể gây thất thoát quỹ BHYT...
Chưa hết, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan BHXH đã phát hiện nhiều sai phạm như: Thanh toán một số dịch vụ kĩ thuật không có trong danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thanh toán sai giá dịch vụ kĩ thuật, thanh quyết toán thuốc, vật tư y tế không đúng quy định, chỉ định rộng rãi, thường xuyên nhiều dịch vụ kĩ thuật không thật sự cần thiết cho bệnh nhân...
Vì thế, cân đối quỹ BHYT là câu chuyện “cũ nhưng luôn nóng”. Mức đóng BHYT không tăng nên nguồn dự phòng để cân đối quỹ sẽ “cầm hơi” nếu không kiểm soát được tình trạng sử dụng quỹ BHYT. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mở rộng đối tượng thì chính sách BHYT khó bền vững. Cần cân đối quỹ, phát triển quỹ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân cũng như nâng cao chất lượng KCB tại y tế cơ sở, nhằm giảm tần suất chuyển viện lên tuyến trên.
Theo http://baobaohiemxahoi.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...