Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng
06/07/2021 07:36 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
(NLĐO)- Tại tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định mới, 8 nhóm đối tượng được đề nghị điều chỉnh tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng kể từ ngày 1-1-2022.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định về việc điều chỉnh tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho 8 nhóm đối tượng kể từ ngày 1-1-2022.
Trong 8 nhóm đối tượng được thụ hưởng có: Cán bộ xã, phường, người hoạt động không chuyên trách cấp xã; người hưởng trợ cấp mất sức lao động, công nhân cao su, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bộ đội, công an tham gia kháng chiến chống Mỹ đã xuất ngũ về địa phương...
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại Đồng Nai - Ảnh: BHXH Đồng Nai
Nghị định được xây dựng và ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội; đồng thời, kết hợp xử lý vấn đề lương hưu đối với những người nghỉ hưu trước năm 1995.
Về đối tượng điều chỉnh, cơ quan dự thảo đưa ra 2 phương án:
Phương án 1: Chỉ thực hiện điều chỉnh chung với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (không điều chỉnh riêng đối với nhóm hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1-1-1995).
Phương án 2: Bên cạnh đối tượng là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước thời điểm điều chỉnh thì bổ sung điều chỉnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1-1-1995 mà sau khi điều chỉnh theo mức điều chỉnh chung mà có lương hưu, trợ cấp dưới 2,5 triệu đồng/tháng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất thực hiện phương án 2.
Về mức điều chỉnh, thực hiện quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án về mức điều chỉnh: Mức điều chỉnh 15% và mức điều chỉnh 11%.
Trên cơ sở đánh giá tác động của Nghị định, Bộ LĐ-TB-XH thấy rằng, việc thực hiện điều chỉnh lương hưu từ ngày 1-1-2022 với mức điều chỉnh 15% có tác động tích cực về mặt kinh tế, tích cực về mặt kinh tế và xã hội đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội.
Mặc dù thực hiện phương án 1 kinh phí để thực hiện điều chỉnh lương hưu đối với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội tăng hơn so với phương án 2, tuy nhiên trên cơ sở thực hiện mức điều chỉnh theo phương án 1 thì đã làm giảm số người hưởng lương hưu trước ngày 1-1-1995 mà có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng, do đó cũng sẽ làm giảm số tiền do ngân sách nhà nước phải chi để điều chỉnh đối với người có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng
Do đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thực hiện theo Phương án 1 (điều chỉnh tăng 15%).
Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách nhà nước chi trả ước là 878.156 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 6.319 tỉ đồng; số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.179.897 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 20.591 tỉ đồng.
Nếu đề xuất này được thông qua, 8 nhóm đối tượng nêu trên kể từ ngày 1-1-2022 điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021.
Theo https://nld.com.vn/
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Những điều cần biết về BHYT hộ gia đình
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...
BHXH tỉnh: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm ...
Truyền thông Luật BHXH số 41/2024/QH15 cho đội ngũ báo cáo ...
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông và chăm ...