Chung tay xây dựng và phát triển hệ thống ASXH trong khu vực hiện đại, chuyên nghiệp
31/03/2023 07:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 30/3, tại TP.Hải Phòng, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh, BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy DVC trên môi trường số".
Tham dự Hội thảo có cơ quan ASXH thuộc các nước khu vực sông MeKong (Campuchia, Lào, Myanmar); đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH và BHXH một số tỉnh, thành phố phía Bắc; cùng nhiều chuyên gia quốc tế từ nhiều cơ quan, tổ chức có uy tín trên thế giới như: Ngân hàng Thế giới, Microsoft, Tập đoàn SAP, Cơ quan BHYT Indonesia…
Đảm bảo quyền lợi về ASXH cho người dân
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh nhấn mạnh, ngày nay các tổ chức ASXH trên thế giới đang phải đối mặt với nhịp độ thay đổi nhanh chóng. Để đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng về bao phủ ASXH, những thay đổi nhân khẩu học và thị trường lao động đòi hỏi các tổ chức ASXH phải chuyển đổi một cách linh hoạt các quy trình nghiệp vụ của mình.
Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh phát biểu khai mạc Hội thảo
“Trong bối cảnh này, các nền tảng CNTT mới, phức tạp và có tính liên kết có thể hỗ trợ các tổ chức ASXH xây dựng và phát triển các chiến lược cải cách sáng tạo. Các tổ chức ASXH không chỉ khu vực đồng bằng sông Mê- kông, khu vực ASEAN mà trên khắp thế giới đã coi chuyển đổi số như một chiến lược phát triển trọng tâm trong một môi trường ngày càng biến động và phức tạp. Chiến lược này liên quan đến những thay đổi trong sự tương tác giữa công nghệ và nguồn nhân lực trong các quy trình quản trị và kinh doanh”- Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh nêu rõ.
Theo Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh, những năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã và đang đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống CNTT của Ngành theo định hưởng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới khách hàng, với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao, được vận hành bởi nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH và BHYT.
Hiện tại, toàn Ngành đang có gần 30 hệ thống ứng dụng, quản lý CSDL của 98,7 triệu người dân; kết nối liên thông với trên 13.000 cơ sở khám chữa bệnh, hơn 620,000 tổ chức, DN và các bộ, ngành; cung cấp DVC trực tuyến cho toàn bộ các TTHC của Ngành, mỗi năm, hệ thống của BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý gần 300 triệu lượt hồ sơ giao dịch điện tử. Đến nay, cũng đã có khoảng 30 triệu người dân đăng ký sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số…
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh cho rằng, nếu không ngừng đổi mới, thực hiện chuyển đổi số thì các tổ chức ASXH khu vực đồng bằng sông Mê-kông, khu vực ASEAN cũng như các khu vực khác trên thế giới sẽ cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục phát triển và không dễ bị bỏ lại phía sau. Đây cũng chính là mục tiêu mà Hội thảo hướng tới, nhằm chung tay xây dựng, phát triển hệ thống ASXH chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo quyền lợi về ASXH cho người dân, góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử tại các quốc gia…
“BHXH Việt Nam mong muốn cùng các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar và các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế chia sẻ những kinh nghiệm, bài học quý về triển khai chuyển đổi số nói chung, cụ thể là xây dựng nền tảng số, dữ liệu số, cung cấp DVC trực tuyến để cùng học hỏi cũng như có cái nhìn tổng quát hơn, có cơ hội để nhìn nhận lại những gì đã và đang làm trong hoạt động chuyển đổi số của mình”- Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh chia sẻ.
Chú trọng xây dựng nguồn CSDL
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số gồm: Kinh nghiệm ứng dụng nền tảng số, công nghệ số để thúc đẩy dịch vụ công và hệ thống giám định BHYT của BHXH Việt Nam; hiện trạng chuyển đổi số tại Lào, Campuchia và Myanmar; kiến tạo dịch vụ công bền vững của Tập đoàn SAP; môi trường số hỗ trợ dịch vụ công của Microsoft Việt Nam; lộ trình hướng tới hệ thống thông tin bảo trợ xã hội tích hợp của WB…
Đại diện BHXH Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số
Chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng nền tảng số, công nghệ số để thúc đẩy dịch vụ công, đại diện Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) cho biết, thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam luôn quyết liệt triển khai, vận hành hệ thống CNTT theo định hướng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao, được vận hành bởi nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao; đáp ứng yêu cầu đảm bảo ASXH quốc gia, phục vụ người dân và DN toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Hiện nay, 100% DVC thuộc 25 TTHC đủ điều kiện đã được cung cấp DVC trực tuyến toàn trình (trước đây được gọi là DVC mức độ 4). Cung cấp DVC trên nhiều nền tảng, hình thức: Cổng DVC BHXH Việt Nam, Cổng DVC quốc gia, Ứng dụng VssID, tổ chức IVAN, VNPOST... Năm 2022, toàn Ngành đã tiếp nhận trên 96 triệu hồ sơ giao dịch điện tử thông qua hệ thống giao dịch điện tử (chiếm khoảng 86% tổng số hồ sơ cả trực tuyến và trực tiếp). Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã có 19,6 triệu hồ sơ giao dịch điện tử được tiếp nhận và xử lý.
Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo
Đáng chú ý, BHXH Việt Nam đã triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Gia hạn thẻ BHYT theo Hộ gia đình; Đóng tiếp BHXH tự nguyện; Đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Từ đầu năm 2022, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06), BHXH Việt Nam cũng đã triển khai, hoàn thiện một số DVC theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân khi thực hiện giao dịch trên cơ sở kết nối, khai thác, xác thực thông tin công dân từ CSDL quốc gia về dân cư…
Để có được những thành công này, đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, có 5 bài học kinh nghiệm cần chú trọng, gồm: Cần có sự quyết tâm cao của các cấp Lãnh đạo, đặc biệt là của người đứng đầu để làm sao bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức, thói quen cán bộ, người dân, DN thành hành động và kết quả cụ thể để người dân, DN được hưởng thụ. Xây dựng và giao các chỉ tiêu cụ thể, đo đếm được gắn với lộ trình thực hiện, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Lựa chọn những TTHC, DVC nào có số đông người tham gia, có sự ảnh hưởng lan tỏa, hiệu quả dễ làm trước, vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm. Ưu tiên tập trung xây dựng, làm giàu dữ liệu đúng với yêu cầu, tạo nền tảng để khai thác, triển khai các hoạt động nghiệp vụ, cung cấp DVC trực tuyến. Đồng thời, cần phải có sự đồng bộ trong các hoạt động đầu tư cả hạ tầng, phần mềm, CSDL và nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Thảo luận tại Hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng, để xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số thì dữ liệu số là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất. Trong đó, việc phát triển được các CSDL mang tính chất nền tảng như CSDL quốc gia về Bảo hiểm sẽ tạo tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ trên môi trường số của các cơ quan ASXH nói riêng và thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia nói chung.
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...