Những giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu giấy từ năm 2023
23/12/2022 04:38 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ 1/1/2023, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ làm thủ tục hành chính là thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy thông báo số định danh cá nhân.
Ngày 21/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị định 104 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Từ đầu năm 2023, nhiều thủ tục sẽ không cần xuất trình sổ hộ khẩu, như: Hỗ trợ tạo việc làm; bảo hiểm y tế; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; phát triển giáo dục mầm non; quản lý học phí với cơ sở giáo dục công lập; miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ lĩnh vực giáo dục, đào tạo; điện lực; nhà ở; đất đai; y tế...
Khi thực hiện thủ tục ở các lĩnh vực nói trên, người dân chỉ cần trình một trong các loại giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy tờ xác nhận thông tin về cư trú (văn bản ghi nhận thông tin cư trú do cơ quan có thẩm quyền cấp), giấy thông báo số định danh cá nhân, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Một người dân cầm chứng minh thư và hộ khẩu giấy đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, ngày 9/3/2021. Ảnh: Giang Huy
Chính phủ yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh.
Các phương thức khai thác thông tin về cư trú của công dân gồm: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tài khoản định danh điện tử của công dân hiển thị trong ứng dụng VNEID; sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân gắn chip.
Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cán bộ có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong số giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.
Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2023.
Cuối năm 2020, Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi), trong đó quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy có giá trị đến hết năm 2022, sau đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân để chứng minh nơi cư trú.
Luật có hiệu lực từ tháng 7/2021, song có điều khoản chuyển tiếp, người dân tiếp tục được dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đến hết năm 2022 để chứng minh nơi cư trú, giải quyết thủ tục hành chính khi cần thiết.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan rà soát văn bản có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú, để sửa đổi cho phù hợp.
Theo https://vnexpress.net
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...