Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các DN
06/07/2022 08:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 5/7, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc, cho ý kiến xây dựng các nội dung liên quan đến quy trình khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các DN. Xây dựng quy trình mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Việc rà soát, điều tra, khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại các đơn vị SDLĐ đang được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3045/BHXH-BT ngày 20/8/2019 của BHXH Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và căn cứ trên Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025, BHXH Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh hơn quy trình khai thác phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các DN.
Theo dự thảo đang được Ban Quản lý Thu- Sổ, thẻ (BHXH Việt Nam) chủ trì xây dựng, quy trình mới về khai thác phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ bao gồm các bước cơ bản như rà soát, cập nhật bổ sung thông tin, dữ liệu đơn vị, lao động; cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đơn vị, số lao động chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc để xây dựng kế hoạch khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; mở hội nghị tư vấn, đối thoại với đơn vị; làm việc trực tiếp với đơn vị; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự;
Về cơ bản, quy trình mới được xây dựng nhằm mục tiêu tối ưu hóa việc khai thác, sử dụng dữ liệu về đơn vị SDLĐ (bao gồm cả đơn vị mới thành lập và cả những đơn vị đang hoạt động), thường xuyên rà soát, cập nhật, đối chiếu các nguồn dữ liệu để xây dựng nguồn khai thác phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tại các đơn vị SDLĐ. Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp, cơ quan BHXH sẽ thực hiện các bước nghiệp vụ tiếp theo như: thông báo nghĩa vụ đóng, tuyên truyền, đối thoại, hướng dẫn thủ tục đóng BHXH, BHYT cho NLĐ (với đơn vị mới thành lập) và làm việc việc tiếp với đơn vị, yêu cầu đóng với đơn vị đang hoạt động.
Sau khi đã thực hiện các bước trên, căn cứ vào tình hình thực tế đóng của đơn vị SDLĐ, nếu xuất hiện tình trạng cố tình không đóng/trốn đóng BHXH, BHYT cho NLĐ, cơ quan BHXH sẽ lần lượt thực hiện các biện pháp như kiểm tra, thanh tra, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Tương ứng với từng bước cơ bản nói trên sẽ phân ra các yêu cầu nghiệp vụ (chẳng hạn như việc gửi thông báo đến đơn vị SDLĐ, lập biên bản làm việc, kết luận thanh tra…). Yêu cầu về thời gian cũng được đặt ra ở một số khâu nghiệp vụ nhất định; chẳng hạn như sau 10 ngày kể từ ngày tham dự hội nghị tư vấn hoặc trực tiếp làm việc với cơ quan BHXH nhưng đơn vị SDLĐ không chấp hành đóng BHXH, BHYT cho NLĐ thì sẽ tiến hành việc kiểm tra, thanh tra…
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
Trao đổi về dự thảo quy trình mới, ông Dương Văn Hào, Trưởng Ban Quản lý Thu- Sổ, thẻ cho biết, hướng dẫn chi tiết ở từng khâu nghiệp vụ (chẳng hạn như với kiểm tra, thanh tra) đã được BHXH Việt Nam xây dựng và ban hành trong các văn bản riêng; đây là quy trình mang tính tổng hợp, rõ thứ tự thực hiện các bước nghiệp vụ cơ bản đặt ra trong quá trình khai thác và phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ.
Bên cạnh các căn cứ pháp lý, nội dung quy trình cũng được xây dựng trên cơ sở quy chế phối hợp đã được ký kết giữa ngành BHXH Việt Nam với các bộ, ngành khác; ngoài ra, các nội dung trong quy chế phối hợp của BHXH các tỉnh, thành phố với các sở, ngành và nhất là quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển BHXH, BHYT tại các địa phương cũng đã được nghiên cứu và tổng hợp đưa vào quy trình.
Về việc tổ chức hội nghị đối thoại, tư vấn với đơn vị SDLĐ, ông Hào phân tích, nếu chỉ liên hệ hay hướng dẫn riêng từng đơn vị thì cơ quan BHXH không thể đủ nhân lực, nguồn lực; việc tổ chức đối thoại cùng lúc với nhiều đơn vị sẽ đảm bảo được yêu cầu đặt ra, hướng tới mục tiêu mời hết các đơn vị DN thành lập mới cũng như các đơn vị chậm đóng. Tham gia vào tổ chức hội nghị còn có cấp ủy, chính quyền địa phương, Trưởng BCĐ phát triển BHXH, BHYT, đại diện cơ quan công an…
Về việc đặt ra các yêu cầu thời gian thực hiện ở một số khâu nghiệp vụ nhất định, ông Hào giải thích: đây là điều cần thiết để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị SDLĐ cũng như có cơ sở để cơ quan BHXH có thể tiến hành các bước nghiệp vụ tiếp theo nếu như cần thiết, mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về tham gia BHXH, BHYT với NLĐ tại các đơn vị SDLĐ. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu quản lý, ở từng bước nghiệp vụ đều yêu phải cập nhật kết quả, tiến độ thực hiện trên phần mềm, qua đó cũng sẽ thuận lợi cho việc tổng hợp, báo cáo từng tháng, từng quý cũng như tổng kết cuối năm.
“Quy trình chỉ là văn bản hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, nội dung xây dựng được đảm bảo có độ mở nhất định, phù hợp với quá trình sửa đổi sau này ở các khâu nghiệp vụ chuyên sâu (nếu có). Quá trình thực hiện của các đơn vị cũng đòi hỏi sự sự linh hoạt, vừa nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của cơ quan BHXH song cũng rất cần đến sự tham gia phối hợp của các sở, ngành và nhất là cấp ủy, chính quyền tại địa phương”, ông Hào nói.
Trên cơ sở nội dung dự thảo quy trình do Ban Quản lý Thu - sổ, thẻ chủ trì xây dựng, lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ có liên quan cũng đã nghiên cứu, thảo luận và cho ý kiến góp ý vào từng bước, khâu nghiệp vụ nhất định; làm rõ thêm căn cứ pháp lý cũng như yêu cầu đặt ra từ thực tiễn quá trình khai thác, phát triển BHXH, BHYT bắt buộc tại các đơn vị SDLĐ hiện nay.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu nhấn mạnh, làm rõ hơn định hướng chỉ đạo cũng như yêu cầu phải xây dựng quy trình mới, đảm bảo chuẩn hóa các bước nghiệp vụ khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ.
Đây là quy trình mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ của nội bộ ngành BHXH Việt Nam; trong đó, tập trung vào 2 công đoạn quan trọng là xây dựng dữ liệu và khai thác dữ liệu phát triển người tham BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ.
Nguồn dữ liệu cơ bản khai thác từ cơ quan thuế, cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh, thành lập DN mới. Ngoài vai trò của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc BHXH Việt Nam thì BHXH các tỉnh, thành phố cũng phải có trách nhiệm, tích cực phối hợp với các sở, ngành ở địa phương để có nguồn dữ liệu chuẩn về tình hình lao động trên cơ sở đó triển khai các kế hoạch để khai thác, tăng số lao động tham gia BHXH, BHYT.
Tương tự như vậy, trách nhiệm của cơ quan BHXH địa phương ở các bước khai thác phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại đơn vị SDLĐ cũng rất lớn, đòi hỏi sự chủ động cao.
“Ở từng bước, ngoài việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị mình, cơ quan BHXH địa phương phải phát huy vai trò tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh/huyện - đồng thời là Trưởng BCĐ phát triển BHXH, BHYT tại địa phương, huy động sự vào cuộc của các sở, ngành, đoàn thể cùng tham gia phát triển BHXH, BHYT”, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu đặt ra yêu cầu.
Cũng theo ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu, dự thảo quy tình khai thức phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại các đơn vị SDLĐ sẽ tiếp tục được lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ BHXH các tỉnh, thành phố trong thời gian tới đây.
Minh Đức
Theo http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/
Các ca khúc đạt giải cuộc thi Sáng tác ca khúc về ...
Có nên rút BHXH 1 lần
Quy định về đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB ...
Kết quả chi trả các chế độ BHXH năm 2024
Phú Yên: Đạt giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về ...
Huyện Tuy An: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham ...
Thị xã Sông Cầu: Ra quân tuyên truyền, vận động người dân ...
BHXH tỉnh: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân, ...